Trang

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Liệu Trung Quốc có thể gây ra cuộc chiến một khi Việt Nam và Ấn Độ cũng như Hoa Kỳ và Nhật bản, Úc cùng nhiều quốc gia Đông Nam Á kết thành một khối?

Liệu Trung Quốc có thể gây ra cuộc chiến một khi Việt Nam và Ấn Độ cũng như Hoa Kỳ và Nhật bản, Úc cùng nhiều quốc gia Đông Nam Á kết thành một khối?

Nguyễn Hoàng Hà

 Việt Nam đang cùng Ấn Độ ký kết khai thác thăm dò dầu khí tại vùng lãnh hải của Việt Nam ( ảnh của BBC tiếng Việt)
Việt Nam đang cùng Ấn Độ ký kết khai thác thăm dò dầu khí tại vùng lãnh hải của Việt Nam ( ảnh của BBC tiếng Việt)
Thông tin về dự án hợp tác ngoài khơi Biển Đông của hai tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và Ấn Độ từ khi loan tải đã làm cho nhà cầm quyền Trung Quốc tức giận và báo chí Trung Quốc từ nhiều kênh đã đưa ra nhiều lời đe dọa. Cụ thể là các phát ngôn viên của Trung Quốc, mới nhất là ông Hồng Lỗi vào hôm thứ Hai 19/09, lặp lại khẳng định rằng “Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ không thể tranh cãi ở Biển Ðông” và ông ta lớn giọng tuyên bố “Bất cứ nước nào thăm dò dầu khí ở trong vùng này mà không có sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc cũng đều vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, là bất hợp pháp và vô giá trị.”
Một số quan sát viên Trung Quốc nhìn nhận dự án hợp tác dầu khí trên như bước tiến của Ấn Độ vào Biển Đông nhằm đối trọng với Trung Quốc trong việc giành ảnh hưởng ở khu vực.
Tạp chí Time của Hoa Kỳ tuần này đăng bài tựa đề ‘Liệu chiến tranh bắt đầu thế này chăng?’ nhận định rằng bất đồng lãnh thổ thuộc loại khó phân giải nhất thế giới “đang trở nên hầm hập” và nếu các quốc gia liên quan không kiềm chế thì nguy cơ xung đột “khó mà tính trước được”.
Truyền thông Trung Quốc cũng nhanh chóng vào cuộc, với nhiều bài báo và chương trình truyền hình phân tích việc Việt Nam và Ấn Độ hợp tác dầu khí ở Biển Đông.
Kênh CCTV-4 của Truyền hình Trung ương Trung Quốc có buổi tọa đàm về chủ đề này hôm Chủ nhật 18/09, trong đó các khách mời nhận xét rằng việc này “chắc chắn sẽ tăng căng thẳng trong khu vực”.
Ông Vinh Ưng, Phó Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, nói Việt Nam đã tìm cách quốc tế hóa chủ đề Biển Đông bằng cách chịu cho các công ty dầu khí nước ngoài lấy tới 70% lợi nhuận trong tương lai và Ấn Độ có vẻ quyết tâm giơ đầu chịu báng khi tham gia dự án mà ngay cả Tập đoàn khổng lồ British Petroleum cũng cho là quá rủi ro.
Đang có cảnh báo về nguy cơ đụng độ hải quân ở Biển Đông
Đang có cảnh báo về nguy cơ đụng độ hải quân ở Biển Đông
Ông Vinh Ưng cũng cho hay Chính phủ Ấn Độ đã không thông báo qua các kênh chính thức cho Trung Quốc về dự án liên doanh với Việt Nam mà chỉ đề cập việc này sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng mạnh.
“Với tư cách một cường quốc đang lên, Ấn Độ đang trở thành quốc gia ở giữa mà các nước trong khu vực, kể cả Hoa Kỳ, muốn kéo về phía mình. Quyết định của Ấn Độ có khả năng xác lập tình hình an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, cũng như vị thế của chính nước này trong khu vực”.
Nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu họ có thể  dám gây chiến như trên bộ đã làm không?  Câu trả lời là không thể. Vì sao?  Vì Trung quốc phải tính đến mọi rủi ro quá lớn đem đến cho họ sự thất bại cay đắng nếu phát động một cuộc chiến tranh.
Thứ nhất đó là chính nghĩa thuộc về phía Việt nam và vì thế Việt nam sẽ được cả thế giới đồng tình ủng hộ.
Người ta ai cũng biết tập đoàn ONGC Videsh (OVL) của Ấn Độ loan báo về quá trình thảo luận với đối tác PetroVietnam để thăm dò dầu khí hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận là thuộc vùng biển và lãnh hải của Việt nam, tính theo đường chim bay thì cách bờ 80 đến 200 hải lý. Như vậy vẫn là nằm sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam chứ không phải nằm trong vùng đang tranh chấp chủ quyền. Việt Nam nhân đây sẽ có thể đưa ra các bằng chứng lịch sử không thể chối cãi được về chủ quyền của mình ở khu vực này mà cả đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong một hội nghị quốc tế hay tòa án quốc tế. Đến lúc đó nhiều đảo và khu vực mà Trung Quốc đã chiếm đóng của Việt Nam Trung Quốc sẽ phải cay đắng bị dư luận quốc tế lên án và buộc phải trao trả dưới sức ép của Liên hợp quốc.
Thứ hai là cho dù Trung Quốc có sự trang bị hải quân lớn như hiện nay nhưng không phải là vô địch, vì hai lẽ:
1. Riêng khả năng hải quân và không quân của Ấn Độ đã khiến Trung Quốc phải lo ngại vì thực tế nó được tân trang bằng các tàu chiến của Nga chế tạo hay cùng phối hợp chế tạo, còn máy bay thì Ấn Độ ưu việt hơn hẳn Trung Quốc vì toàn là máy bay hiện đại mua cả của Nga và Mỹ cùng nhiều nước, trong đó phải kể đến công nghệ chế tạo máy bay rất tinh xảo của chính Ấn Độ.  Trong khi đó các tàu chiến Trung Quốc phần lớn là do chính nước này chế tạo và công nghệ chắc chắn không thể ưu việt bằng.
Còn Việt Nam thì lại có dải bờ biển dài là pháo đài ngăn chặn có hiệu quả các hàng không mẫu hạm, tàu chiến từ hạng lớn đến loại vừa đi vào khu vực này nếu họ chỉ cần tân trang hỏa tiễn và pháo tầm xa, tầm trung.  Người ta có câu: “mục tiêu càng to thì càng dễ hạ”. Các tàu chiến lớn của Trung Quốc có thể sẽ bị đắm trên bể Đông và làm nơi cho san hô sinh nở và cá cư ngụ. Còn với loại tàu chiến nhỏ thì rõ ràng Trung Quốc không dám mạo hiểm làm mồi cho pháo bờ biển đủ loại vốn rất mạnh của Việt Nam được trang bị qua các cuộc chiến tranh trước đó để lại và cả mua mới.
2. Nếu một cuộc chiến tranh xảy ra thì buộc Mỹ phải vào cuộc và kéo theo là cả châu Âu và khối Na To cũng phải nhảy vào tham chiến chứ không thể nói là đứng ngoài chỉ trỏ.  Trung Quốc sẽ bị Nhật Bản, Nam Hàn kẹp chặt phía Bắc còn phía Đông Nam thì Ấn Độ, Việt Nam và Hoa Kỳ, Úc và các nước khác ngăn chặn và phong tỏa. Chắc chắn lợi bất cập hại và tranh thủ cơ hội này Đài Loan và các phần ly khai của Trung Quốc sẽ tuyên bố độc lập giành quyền kiểm soát từ trong tay Đảng cộng sản Trung Quốc. Ngày nay ai cũng biết người dân lao động Trung Quốc vô cùng căm ghét chế độ cộng sản Trung Quốc đang là người cướp đất, phá nhà, bóc lột họ, đối xử với họ chẳng khác gì nô lệ. Nhất định họ sẽ vùng lên như là xăng được châm mồi lửa và sức mạnh đó đủ đưa đến cái chết không thể tránh khỏi của chế độ này.
Cho nên mặc dù có nhiều quan chức, tướng lĩnh Trung Quốc nói lời đe dọa Việt Nam và Ấn Độ nhưng đó chỉ là tiếng nói của những kẻ hiếu chiến với tư tưởng bành trướng nước lớn ít hiểu biết. Còn  các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa biết là họ không có đủ sức mạnh để làm một việc dại dột đến như vậy. Làm như thế chẳng khác nào đem xăng tưới vào nhà mình để tự đốt nhà vậy.
Việt Nam và Ấn Độ đã có cả bề dày kinh nghiệm lịch sử chống đế quốc phong kiến Trung Quốc trước kia và mới đây. Chắc chắn nếu Trung Quốc liều lĩnh phát động chiến tranh thì phần thất bại nằm trong tầm tay và hậu quả là rất nặng nề không sao tính xuể. Hai quốc gia này luôn là những nước yêu chuộng hòa bình, giàu sự bao dung, nhẫn nại nhưng không có nghĩa là run sợ một khi thế lực bên ngoài lại cố tình xâm phạn chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của mình. Trước kia Ấn Độ bị Trung Quốc xâm lăng chiếm đất cũng là lúc Việt Nam đang trong chiến tranh (đang cần sự giúp đỡ vũ khí của Trung Quốc) cho nên hai dân tộc này vốn có tình hữu nghị gắn bó mà không thể chung lưng, đấu cật để chống lại kẻ thù. Nay có thể sẽ là cơ hội cho một liên minh thần thánh?  Trong lịch sử, Trung Quốc gây chiến thì nhiều mà luôn thất bại chẳng thắng ai bao giờ. Bài học này họ phải tự nhớ lấy. Tuy vậy người dân hai nước càng phải tỉnh táo và đoàn kết cảnh giác cao độ.
Biển Đông nổi sóng là do đâu nếu không phải là do từ phương Bắc với hơi độc bành trướng?
Ngày 22 tháng 9 năm 2011

Ai đưa Nguyễn Tấn Dũng lên đỉnh quyền lực?

?

Hà Giang/Người Việt - Trong một chuyến viếng thăm tỉnh Kiên Giang vào hai ngày 6 và 7 tháng 4 năm 2006, ông Seth Winnick, tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, đã tìm hiểu qua giới chức địa phương về thân thế một nhân vật từng có thời niên thiếu ở vùng này, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng Việt Nam.

Những dữ kiện thu thập trong chuyến đi được ông Seth Winnick tường trình trong công điện ngày 13 tháng 4 năm 2006, gửi về cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Ðốn, vẽ nên chân dung ông Dũng như một người con yêu của Kiên Giang, và giải thích lý do tại sao sự nghiệp chính trị của ông Dũng chỉ trong một thời gian ngắn đã lên như diều gặp gió.

Chất độc tràn ra từ mỏ khai thác Bauxite Lâm Ðồng

LÂM ÐỒNG (TH) - Chỉ sau 6 tháng hoạt động, mỏ khai thác bauxite lộ thiên Tân Rai thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Ðồng đã gây chấn động dư luận vì để hóa chất rò rỉ từ bể trộn, chảy lan ra ngoài làm ngập 200 ha đất chung quanh.


Chất xút ăn da theo nước mưa thấm xuống đất, tràn lan ra ngoài. (Hình: Bee.net.vn)


Báo mạng “Bee.net.vn” tiết lộ tin này hồi 4 giờ 45 chiều ngày 22 tháng 9 cho hay, bể trộn có chứa “xút ăn da” - một loại hóa chất rất độc, tại tổ hợp bauxite Tân Rai bị ăn mòn nhiều chỗ, tạo ra các khe hở không biết từ lúc nào. Xút và các loại hóa chất độc khác thấm xuống mặt đất và theo nước mưa tràn ra ngoài làm ngập ít nhất 200 ha đất chung quanh.
Cư dân địa phương phát giác sự việc này đã lập tức báo cho chính quyền địa phương biết. Một cuộc khảo sát khẩn cấp diễn ra tại tổ hợp bauxite Tân Rai còn khám phá nhiều vụ bê bối khác.
Theo đoàn thanh tra liên ngành, hầu hết các bao chứa xút bị quăng ném lung tung và khu vực có chứa hóa chất cũng như xút dùng để pha trộn trong bể, dùng cho việc sản xuất không hề đặt bảng báo hiệu.
Chỉ vì không được cất giữ cẩn thận, một số lượng xút trong các bao này tuôn chảy ra ngoài theo nước mưa gây ô nhiễm khu vực chung quanh. Cũng theo đoàn kiểm tra thì độ pH cao làm nhiệt độ dòng nước chảy ra ngoài tăng gấp 1/5 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
“Bee.net.vn” còn dẫn lời của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Bảo Lâm xác nhận có đến 200 ha đất bị nhiễm độc vì hóa chất dò rỉ từ tổ hợp bauxite Tân Rai.

Công trình nhiều tai tiếng

Cuộc tranh cãi giữa Bộ Tài Chính và Bộ Công

Người dân “đón xem” hồi sau chuyện tranh cãi giá xăng dầu

Cuộc tranh cãi giữa Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương về vấn đề quản lý giá xăng dầu cũng như nghi vấn chuyện các doanh nghiệp xăng dầu luôn bị lỗ nặng trong những năm gần đây đã gây nhiều chú ý trong dư luận.
AFP photo
Một trạm bán xăng ở Hà Nội niêm yết giá mới là 19.300 đồng/lit so với giá cũ là 16.400 đồng/lit trong ngày 24/2/2011

Người dân nghĩ gì?

Cũng từ cuộc tranh cãi trên mà người dân biết được đầu mối dẫn đến nhiều vấn đề thiếu minh bạch trong cơ chế kinh doanh cũng như quản lý doanh nghiệp xăng dầu. Câu hỏi đặt ra là liệu những vấn đề mù mờ về giá xăng dầu có được làm sáng tỏ đến nơi đến chốn?