Trang

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Việt Nam - Indonesia phối hợp tuần tra Biển Đông

VN và Indonesia hôm nay thỏa thuận kế họach tuần tra hỗn hợp ở vùng biển biên giới nhằm cải thiện an ninh tại biển Đông vốn đang lâm vào tình trạng tranh chấp đáng ngại.
6 nước Á Châu, trong đó có VN, tiếp tục tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông mà người ta tin phong phú về tài nguyên thiên nhiên khiến căng thẳng ngày càng gia tăng, nhất là TQ cho rằng họ có chủ quyền gân trọn biển Đông.
Mặc dù Indonesia không tranh chấp về chủ quyền Trường Sa hay Hòang Sa, nhưng họ tuyên bố sở hữu quần đảo Natuna ngòai khơi vùng Borneo của Indonesia, nhưng bị TQ tranh chấp chủ quyền.
Nhân chuyến viếng thăm chính thức Jakarta lần đầu tiên kể từ khi được tái bầu chọn làm thủ tướng Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết VN và Indonesia cần phối hợp tuần tra nhiều hơn tại vùng biên hải chung.
Theo Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono của Indonesia thì việc hai nước đồng ý hợp tác trong lãnh vực hàng hải và ngư nghiệp là điều cần thiết để 2 bên cùng có lợi.

Tản mạn về biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và vụ kiện Đài TH Hà Nội của các nhân sĩ, trí thức

Trong các tháng 6, 7 và 8/2011 tại hai đầu đất nước đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình của những người yêu nước biểu thị thái độ của mình trước các hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc.
Những cuộc biểu tình tự phát – nhà nước ta sợ dân ta yêu nước
Những cuộc biểu tình không lớn, không đông, nhưng đã làm cho nhà cầm quyền Hà Nội lúng túng, hoảng loạn và có nhiều hành động thể hiện sự bấn loạn đó.

Ngay từ đầu, những cuộc biểu tình ở cả hai thành phố hai đầu đất nước đã có sự khác nhau khá rõ rệt. Đó là sự ào ạt, đông đúc ở Sài Gòn khi tín hiệu từ báo chí, từ các thông tin rằng nhà nước đã bật đèn xanh và sẽ không bị trấn áp nặng nề như hồi 2007, trong khi những cuộc biểu tình ở Hà Nội cũng không đông, chỉ mấy trăm người.
Nhưng, nhà nước sẽ rất thích kiểu biểu tình ở Sài Gòn mà rất không thích kiểu biểu tình ở Hà Nội dù số người ít hơn, quy mô nhỏ hơn. Để lý giải điều này, cần nhìn nhận rõ hơn đường lối của "đảng ta" là lãnh đạo tuyệt đối. Đã là tuyệt đối, thì không có điều gì trong xã hội, trong đất nước này được ngoài ý đảng, dù ý đảng có hợp lòng dân hay không.

Ở Việt Nam, người ta hay nói đến chữ “nhà nước pháp quyền”

Ở Việt Nam, người ta hay nói đến chữ “nhà nước pháp quyền”. Người sử dùng chữ này nhiều nhất không chừng là bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao. Hình như bất cứ khi nào bị phóng viên ngoại quốc hạch hỏi về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam là bà lại xào lại món ăn cũ: “Việt Nam là một nhà nước pháp quyền!” Tôi đã có dịp chuyện trò với một số phóng viên ngoại quốc từng làm việc ở Việt Nam. Hỏi cảm tưởng của họ khi nghe những câu trả lời như thế, ai cũng cười. Và người Việt Nam chúng ta cũng cười, dĩ nhiên, với ít nhiều cay đắng.

Đại sứ Mỹ nói về nhân quyền và Biển Đông

Đại sứ Mỹ nói về nhân quyền và Biển Đông

Cập nhật: 15:15 GMT - thứ tư, 14 tháng 9, 2011
Đại sứ David Shear đã trả lời điều trần ở Thượng viện Mỹ trước khi sang Việt Nam
Trả lời bạn đọc một báo mạng Việt Nam, tân đại sứ Hoa Kỳ, ông David Shear nói cả về nhân quyền và chủ đề Biển Đông một cách khá ngoại giao nhưng cam kết thúc đẩy giao thương và đối thoại.
Trong cuộc trả lời trực tuyến trang VnExpress tại Hà Nội hôm 14/9/2011, ông Shear nói:
"Nhân quyền là vấn đề cơ bản trong cách người Mỹ nghĩ về thế giới. Vì vậy không có đại sứ Mỹ nào ở bất cứ nơi nào trên thế giới bỏ qua vấn đề nhân quyền."
Trước khi sang Việt Nam ở cương vị tân Đại sứ Hoa Kỳ, thay ông Michael Michalak, ông Shear cũng đã trả lời điều trần ở Thượng viện Mỹ về Việt Nam, trong đó các câu hỏi về quyền con người được nêu nhiều.

Tám nhà tranh đấu VN được trao giải nhân quyền Hellman/Hammett

Tám người Việt Nam trong nước tham gia viết bài phổ biến trên các trang mạng Internet được trao giải Hellman/Hammett năm nay của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch.

RFA file
Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, ông Nguyễn Bắc Truyển, luật sư Lê Trần Luật, bà Hồ thị Bích Khương ông Vi Đức Hồi, luật gia Phan Thanh Hải, blooger Tạ Phong Tần, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (từ trái và trên xuống)

Tổng Công ty Cổ phần Việt Long đuổi việc người yêu nướ


Đây là trường hợp thứ 3, những người biểu tình yêu nước bị ép đến thôi việc. Trước đó Trịnh Hữu Long và Nguyễn Tiến Nam đều vì sức ép mà đã tự xin thôi việc để khỏi ảnh hưởng đến công ty. Ba thanh niên này, cũng đã bị 3 người chủ nhà trọ yêu cầu chấm dứt hợp đồng và chuyển đi nơi khác. Trịnh Hữu Long phải chuyển nhà lúc 21h đêm 26 tháng 8 năm 2011. Hai trường hợp Trịnh Hữu Long và Nguyễn Tiến Nam bị ép đến thôi việc và bị ép buộc dời nhà trọ đã được tôi thông báo tới GĐ Công an Tp Hà Nội trong cuộc gặp tại UBND Tp sáng 27.8.2011.
Theo tin chúng tôi vừa nhận được, Anh Nguyễn Văn Phương (ảnh) – người thanh niên đọc Tuyên cáo tại Nhà hát lớn trong cuộc biểu tình yêu nước sáng ngày 3 tháng 7 năm 2011,  chính thức bị  Tổng Giám đốc Công ty Việt Long đuổi việc.
Công ty Thương mại cổ phần điện máy Việt Long hiện có trụ sở tại 187 Giảng Võ, Hà Nội, và có siêu thị Điện máy Việt Long tại số 8 Quang Trung, quận Hà Đông, HN. Nguyễn Văn Phương làm việc tại siêu thị này từ 03 năm nay, và hiện có chức danh Phó phòng Kinh doanh.

Nguyễn Văn Phương, người đọc bản Tuyên Cáo tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội
Đây là trường hợp thứ 3, những người biểu tình yêu nước bị ép đến thôi việc. Trước đó Trịnh Hữu Long và Nguyễn Tiến Nam đều vì sức ép mà đã tự xin thôi việc để khỏi ảnh hưởng đến công ty. Ba thanh niên này, cũng đã bị 3 người chủ nhà trọ yêu cầu chấm dứt hợp đồng và chuyển đi nơi khác. Trịnh Hữu Long phải chuyển nhà lúc 21h đêm 26 tháng 8 năm 2011. Hai trường hợp Trịnh Hữu Long và Nguyễn Tiến Nam bị ép đến thôi việc và bị ép buộc dời nhà trọ đã được tôi thông báo tới GĐ Công an Tp Hà Nội trong cuộc gặp tại UBND Tp sáng 27.8.2011.

Ông Phí Đức Lực, Phó TGĐ của công ty Việt Long (ông Lực là chồng của bà Tổng Giám đốc Việt Long), nơi Phương làm việc đã nhắn cho Phương Bích (Đặng Bích Phượng), bạn cũ của ông rằng: Sáng nay họp quyết liệt về việc của Phương. Tình hình của Phương cũng phức tạp lắm Phượng ạ. Bên Công an từ Công an Phường, công an Quận, công an Thành phố suốt ngày làm việc với Ban Kiểm soát và tổ chức của Việt Long yêu cầu cung cấp mọi thông tin của Phương hàng ngày hàng giờ…

Chiều qua, ngồi cafe với các anh em nhà báo và luật sư, Phương cho biết đã liên lạc với các nhân viên an ninh đã từng gặp gỡ, theo dõi Phương suốt mấy tháng qua để xác minh thông tin, thì được biết bên an ninh không hề gây sức ép để Công ty Việt Long đuổi việc Nguyễn Văn Phương.

Nếu sự việc đúng như vậy, thì Phó TGĐ Việt Long đã đặt điều cho công an Hà Nội, nhằm che giấu một điều gì khuất tất tại công ty. Vì, được biết Giám đốc của Phương thì kiên quyết đuổi việc Phương, trong khi ông Lực là Phó TGĐ thì đánh giá tốt về Phương và không muốn để Phương ra đi.
Sáng nay, Phương đã làm việc với Bà TGĐ Công ty Việt Long, không chấp nhận việc bị ép viết đơn xin thôi việc, chỉ chấp nhận để công ty Việt Long đơn phương chấm dứt hợp đồng. Phương đề nghị Công ty Việt Long giải quyết mọi việc theo luật định. Kết quả, chúng tôi sẽ thông báo tại đây.
Được biết, các luật sư cũng đã sẵn sàng vào cuộc khi có yêu cầu của Phương.
Tối nay, tôi sẽ gửi thư cho họ hàng và bạn bè đề nghị ngưng mua hàng và giao dịch với hệ thống bán hàng của Công ty Thương mại cổ phần điện máy Việt Long.