Trang

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Bức tranh Việt Nam qua wikileaks

Vu Kiem Minh
September 24, 2011
0 Bình Luận
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright đang bắt tay một quan chức ngoại giao Việt Nam với Đại sứ Pete Peterson đứng cùng phía bà hồi tháng Chín năm 1999.
Các điện tín mà Wikileaks công bố bắt đầu từ thời Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở Việt Nam Pete Peterson, người đứng cạnh cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright

Hơn 3000 bức điện gửi đi từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm với bốn đại sứ Hoa Kỳ khác nhau đã vẽ lên một bức tranh nhiều màu về Việt Nam hiện đại.
Các điện tín do Wikileaks công bố cũng cho thấy quan điểm của Washington đối với Việt Nam sau khi quan hệ được bình thường hóa.
Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đi khắp mọi nơi, gặp đủ mọi loại người trong xã hội và gửi về Bộ Ngoại giao điện tín về mọi vấn đề.
Họ tới các quán bar, karaoke và vũ trường ở Hà Nội để gửi về điện tín “Sex and the City” tạm dịch “Tình dục và thủ đô”.
Họ vào các quán sách để đánh đi điện tín những cuốn sách nào không có mặt ở Hà Nội.
Họ gặp con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn để tìm hiểu về cuộc chiến chống tham nhũng.
Họ gặp các nhà báo và nói chuyện về tự do ngôn luận.

'VN cần công bằng trong hòa giải'

'VN cần công bằng trong hòa giải'

Thượng Nghị sỹ Jim Webb
Ông Webb phản đối việc phân biệt đối xử giữa lính 'Việt Cộng' và Việt Nam Cộng hòa
Thượng Nghị sỹ Jim Webb yêu cầu ngưng chương trình trợ giúp Việt Nam tìm lính mất tích vì Hà Nội không tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng hòa.
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách một triệu đô la để giúp Việt Nam tìm lính mất tích trong Cuộc chiến Việt Nam trong năm tài khóa 2010.
Ông Webb nói Thượng Viện Hoa Kỳ yêu cầu sử dụng ngân quỹ này "cho mục đích tìm kiếm và xác định quân nhân Việt Nam mất tích từ cả hai phía của cuộc xung đột".
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID - hiện đang thực hiện chương trình này.
Trong thông báo ra ngày 22/9, ông Web nói:
"Tôi đã đề nghị USAID ngưng chương trình này cho tới khi họ có thể bảo đảm rằng viện trợ sẽ được dùng để xác định danh tính của những người lính đã nằm xuống của tất cả các bên.

Thăm dò dầu khí Biển Đông của ONGC: Ấn Độ trực tiếp xen vào xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc

Virendra Sahai Verma
25-09-2011
DELHI: Tuần trước, một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, chính phủ nước này “phản đối bất cứ quốc gia nào tham gia thăm dò dầu lửa ở những vùng biển thuộc quyền thực thi pháp lý của Trung Quốc“, một bài xã luận trên “Hoàn Cầu Thời báo”, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo Ấn Độ về “sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng” sẽ “đẩy Trung Quốc đến giới hạn“.
Có vẻ “sự khiêu khích” là các kế hoạch đã thông báo của ONGC Videsh Ltd về việc thăm dò hai lô dầu ngoài biển mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở Biển Đông. Căng thẳng đã dấy lên một thời gian. Vào ngày 22 tháng 7, một tàu Ấn Độ, INS Airavat, nhận được liên lạc qua kênh radio từ một người gọi tự nhận là “hải quân Trung Quốc” và nói rằng “các bạn đang tiến vào lãnh hải Trung Quốc” khi tàu này chạy từ cảng Nha Trang của Việt Nam tới Hải Phòng.

Mối đe dọa về tình trạng gia tăng do thám của Trung Quốc (tiếp theo và hết)

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
(tiếp theo và hết)
Nguy hiểm hơn cả hoạt động tình báo: Các khả năng tấn công
Các cơ quan tình báo Trung Quốc rõ ràng có liên quan đến việc thu thập thông tin trên quy mô lớn. Một số nhà phân tích thậm chí còn đề cập đến chiến lược của chế độ như một loại tiếp cận kiểu "Máy hút bụi". Tuy nhiên, việc thu thập thông tin tình báo chỉ là một phần của bài toán đố.
Các nhà phân tích nói rằng, có lẽ thậm chí còn đáng báo động hơn so với việc theo dõi những người bất đồng chính kiến và ăn cắp bí mật thương mại, là những bằng chứng chồng chất về khả năng ngày càng cao của chế độ và việc sẵn sàng sử dụng các dịch vụ gián điệp của mình để tấn công. Số lượng về các minh chứng đang gia tăng nhanh chóng.

Hồ sơ Wikileaks: Cảnh báo "diễn biến hòa bình, miệng hùm gan sứa

Vũ Quí Hạo Nhiên

Phó Ðại Sứ
Virginia E. Palmer
WESTMINSTER (NV) - Một chỉ thị nội bộ của đảng Cộng Sản Việt Nam cảnh báo về việc Mỹ lãnh đạo một âm mưu “diễn biến hòa bình” bị lộ ra công chúng, nhưng phía Mỹ đánh giá chỉ thị này đầu voi đuôi chuột, coi vậy chứ không phải vậy, và tuy hung hãn nhưng trong nội dung lại ít chống Mỹ hơn trước. Ðó là kết luận của Phó Ðại Sứ Virginia Palmer gửi về Washington DC đề ngày 12 tháng 11, 2009.
Chỉ thị được nói đến trong công điện, là chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí Thư, do Ban Tuyên Giáo gửi ra. Trang web tỉnh Quảng Ninh lỡ tay đăng lên mạng, rồi sau đó xóa đi. Tuy nhiên, tới lúc rút bài ra khỏi mạng, nhiều trang mạng, trang blog đã đăng lại rồi

Sự thật bức điện tối mật của Đại sứ Mỹ

(Petrotimes) – Bức điện tối mật của Đại sứ Mỹ về Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã bị Wikileaks thu được.
Ngày 31/8/2011, Báo Điện tử BBC bản tiếng Việt đăng bài: “Tướng Hưởng than phiền về biển Đông”. Nội dung bài báo là đăng lại bức điện mật của Đại sứ Mỹ báo cáo về cuộc gặp của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – Thứ trưởng Bộ Công an với Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa kỳ – John Negroponte và Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ – Scott Marciel vào ngày 11/9/2009, với sự tham gia của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak.
Theo BBC thì nội dung bức điện là, trong cuộc gặp này, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đã trách Hoa Kỳ không đứng về phía Việt Nam trong vấn đề biển Đông.
Bức điện còn viết: “Ông Hưởng còn thể hiện ý kiến rằng an ninh khu vực, hòa bình và thịnh vượng không thể có được nếu như không có sự hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực này và nói thêm sự có mặt của Hoa Kỳ có thể điều phối quan hệ trong khu vực”.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng trong một lần gặp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak.
Chúng tôi cũng có trong tay hai bức điện của Đại sứ quán Hoa Kỳ và thấy nội dung cuộc họp đã không được phản ánh trung thực, bởi lẽ Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng chưa hề có lời nào như thế (hoặc tương tự như thế), trong các cuộc gặp với John Negroponte và Scott Marciel cùng Đại sứ Michael Michalak.

Mối đe dọa về tình trạng gia tăng do thám của Trung Quốc (2)

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Trộm cắp bí mật thương mại
Một đặc sản khác của Trung Quốc là các hành vi trộm cắp bí mật thương mại, công nghệ, và thông tin của các công ty. "Khi nói đến hoạt động gián điệp kinh tế, Trung Quốc được cả thế giới công nhận là thượng thặng", Juneau-Katsuya, hiện đang phục vụ như một giám đốc điều hành của công ty tư vấn bảo mật Tập đoàn Northgate nói. " Khi nói đến trộm cắp thông tin,cho đến nay, theo những gì chúng ta biết được họ là đứng đầu".
Thông thường, ranh giới giữa hoạt động gián điệp quân sự và kinh tế là mờ nhạt. Trường hợp của kỹ sư Dongfan Chung Greg, bị kết án hồi năm ngoái, chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ. Ông Chung đã bị bắt vì chuyển giao các thông tin hàng không vũ trụ và bí mật tên lửa nhạy cảm của Mỹ cho Trung Quốc rmà ông đã ăn cắp trong khi làm việc cho nhà thầu quốc phòng Boeing và Rockwell International.

Hèn cực kỳ


Một bản tin ngắn ngủi loan tin 2 tàu cá của ngư dân Việt Nam trú bão trên vùng biển Hoàng Sa của mình bị cái gọi là "tàu chiến nước ngoài" xả súng xua đuổi, đâm vào thân tàu, bơm nước vào tàu, bắn đạn qua tàu cá làm cháy cabin, cháy bộ đàm… vừa mới đăng lên đã được lệnh gỡ xuống.
Ngay cả bài báo từ ban đầu cũng đã không dám hay không được viết rõ tàu chiến đuổi ngư dân VN là tàu nước nào mà vẫn phải "tàu lạ", "tàu nước ngoài", "tàu chiến nước ngoài".
Bản tin ngắn ngủi cho thấy: