Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Tin thứ Sáu, 16-12-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<= Trung Quốc cắm cột mốc quyền ở bãi đá ngầm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Photo: cici/ TTXVA. – Đà Nẵng triển khai các biện pháp bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa (PLTP). – Tại sao “Bây giờ người ta bài Hoa quá rồi”? (FB Quách Đình Đạt/ TTXVA).
- TS Nguyễn Hồng Kiên: Giáo dục về biển-đảo cho thế hệ trẻ (Bài 1: Việt Nam) (Hãy dành thời gian). – Chùm ảnh: Lễ xuất quân đưa tân binh, quà Tết ra Trường Sa (Tin tức).  – Mang quà Tết đến với Trường Sa thân yêu (ANTĐ). – Trường Sa – nơi hội tụ yêu thương (1): Chuyến tàu nối hai bờ nỗi nhớ (ANTĐ).  – Trường Sa – nơi hội tụ yêu thương (2): Xúc động rơi nước mắt và nụ cười hạnh phúc ngày đoàn tụ giữa đảo xa.  – Hoàng Sa, một thời chưa xa – Kỳ 2: Nhớ thiên đường giữa biển (TP).  – Trường Sa: Xanh, sạch và hoa… (BienDong.Net). - Gần 70 nhà báo đi thăm Trường Sa (PLTP). - Tặng quà chiến sĩ Trường Sa (SGGP). - Vững tay súng bảo vệ biên cương, hải đảo của Tổ quốc (TT).

Phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Hội Nghị về Tự Do Internet

Nguồn: Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ

BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ
Văn Phòng Người Phát Ngôn
Đăng tải ngay
Ngày 8 tháng12, 2011
2011/T57-26
Fokker Terminal
The Hague (la Hay), Hà Lan
NGOẠI TRƯỞNG CLINTON: Xin chào và thật tuyệt vời được quay lại Hague. Tôi muốn cảm ơn đồng nghiệp đồng thời là bạn của tôi, ngoại trưởng Rosenthal; một người bạn cũ và cũng là người ‘tâm phúc’ của tôi lâu nay là Eric Schmidt. Tôi cũng muốn cảm ơn Leon Willems, giám đốc tổ chức Báo Chí Tự Do Không Giới Hạn (Free Press Unlimited), và các đồng nghiệp khác mà tôi biết có mặt tại đây hôm nay, Carl Bildt, một ngoại trưởng vô cùng gắn kết, cùng với các bộ trường, đại sứ, công đồng ngoại giao, và các quí ông và quí bà.

Sinh viên bị bắt ở TPHCM vì ‘chống nhà nước’

BBC.COM

Cha của Thành và Khanh nói với BBC công an bắt giữ các con ông và áp lực gia đình ông như thế nào.


Hai anh em Thành và Khanh đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc

Một sinh viên công nghệ thông tin ở TP Hồ Chí Minh đã ‘mất tích’ gần ba tháng nay sau khi bị chính quyền tạm giữ về tội Tuyên truyền chống nhà nước, gia đình anh cáo giác.
Thân phụ Nguyễn Thiện Thành, 22 tuổi, sinh viên trường Đại học công nghiệp Thực phẩm thành phố, nói với BBC rằng hôm 19/9 Thành đã bị công an phường Đông Hưng Thuận, quận 12, tràn vào nhà trọ và bắt giữ.
Cùng bị bắt giữ với Thành là người em trai tên Nguyễn Thiện Khanh, 19 tuổi, cũng là sinh viên công nghệ thông tin Đại học Sài Gòn.
Sau khi bị công an xét hỏi, cả hai anh em Thành và Khanh đã được thả ra, nhưng cha hai anh cho biết sáng hôm sau ‘người em phát hiện Thành đột nhiên biến mất không để lại tung tích gì đã gần ba tháng nay’.

Tàu cộng: Chánh sách di dân và lấn chiếm biên giới

TS. Nguyen Ngoc Sang
December 15, 2011
0 Bình Luận
Gần đây nhà cầm quyền Hà Nội quyết định miễn chiếu khán nhập cảnh cho khách du lịch người Trung Quoc  khi vào Việt Nam. Đây là một quyết định đầy bất trắc cho tương lai dân tộc.  Chúng ta hăy nhìn lại những gì Trung Quốc đă làm trong quá khứ với các nước láng giềng của họ trong chánh sách di dân và biên giới.
Trung Quốc và Liên Sô có chung chiều dài biên giới khoảng 4,300 cây số.  Họ đă có một cuộc chiến đẫm máu vào năm 1969 giữa hai người đồng minh ruột thịt vì Trung Quốc đă xua quân chiếm vùng sông Amur của Liên Sô, mà họ cho là thuộc chủ quyền của họ.  Liên Sô phải dùng đến hỏa tiển để tiêu diệt quân Trung Quốc.  Sau đó hai người bạn tiêu biểu cho thành trì Xă Hội Chủ Nghĩa đă ký một hiệp định về biên giới năm 1977, nhưng Trung Quốc vẫn lén lút cho quân lính lấp đá và dồn bao cát bỏ xuống bờ sông Amur bên phía Trung Quốc để lấn ranh Liên Sô.

Trung Cộng đã bắt đầu bị vỡ trận‏

Le Ngoc Thong
December 15, 2011
0 Bình Luận
Từ năm 2010 đến nay ngoại giao Mỹ đã có những bước đi ngoạn mục, đó là sự dọn đường quang quẻ cho sự trở lại của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương. Sự trở lại được coi như là “nhu cầu tất yếu của khu vực”. Sự hiện diện của Hoa Kỳ làm cho địa chính trị vốn đang thay đổi dưới sự tác động của Trung Quốc lại càng diễn ra nhanh chóng hơn. Trung Quốc đã bắt đầu vỡ trận.
Nếu như ai đó cho rằng Trung Quốc-một quốc gia Cộng sản kinh tế tăng tốc phát triển như vũ bão, sẵn sàng soán ngôi siêu cường số 1 mà Mỹ không “để mắt” tới Trung Quốc là nhầm. Chẳng qua là Mỹ chưa rảnh tay, lợi ích của Trung Quốc với Mỹ còn nhiều nên đang chơi con bài lẫn nhau đó thôi. Tuy nhiên, đánh chặn từ xa trừ hậu họa không phải là điều Mỹ không dám. Châu Phi, Trung Quốc đầu tư vào rất nhiều tiền của nhằm đảm bảo nguồn năng lượng cho tương lai. Tại Sudan, dưới sự đạo diễn của Mỹ, nước nam Sudan thành lập với ¾ trữ lượng dầu mỏ khiến Trung Quốc ngậm đắng nuốt cay. Li bi thì họ ủng hộ Cadafi, tuồn vũ khí vào nhưng cuối cùng cũng hoàn toàn mất trắng. Nói chung những tử huyệt quan trọng về năng lượng của Trung Quốc đều bị Mỹ khống chế.

Mảng nhỏ của công an trị


Le Nguyen (danlambao) Thể chế chính trị độc tài cộng sản được người dân gọi chính xác là chế độ công an trị, nghĩa là cai trị quốc gia bằng công an mật vụ dày đặc khắp nơi, nào là công an giao thông, công an văn hoá tư tưởng, công an kinh tế, công an tôn giáo và nhiều loại công an khác nữa. Trong sinh hoạt hàng ngày, mọi lúc mọi nơi mọi chỗ đều bắt gặp công an đồng phục lẫn thường phục đứng gát, canh chừng đúng thật với nghĩa của nó và nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa tốn rất nhiều tiền thuế của dân để nuôi dưỡng đám này nhưng hiệu quả an ninh trật tự xã hội, an toàn giao thông rất thấp, nói theo ngôn ngữ bình dân là thấp cực kỳ!

Ngoại giao Việt Nam đứng ở đâu?


Phó Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, sang Việt Nam làm gì?

Phạm Trần - Chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình từ 20 đến 22/12 (2011) không nên coi là mấy ngày viếng thăm xã giao bình thường mà chắc chắn có gắn với lời tuyên bố về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Nguyễn Tấn Dũng...

*

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam tái khẳng định Việt Nam “không đi với nước này chống lại nước kia; không tham gia các liên minh gây đối đầu, căng thẳng”.

Trọng đưa ra lập trường này tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 tổ chức tại Hà Nội ngảy 12-12 (2011), 8 ngày trước khi Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 – 22/12 (2011).