Trang

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Tương lai dân chủ của Việt Nam

09.12.2011
Hi vọng dân chủ đến từ Hoa Kỳ
“Nếu con người là thiên thần thì chẳng cần đến chính quyền,” những nhà cách mạng yêu nước Hoa Kỳ Alexander Hamilton và James Madison từng viết trên tờ Federalist Papers. Và giờ đây, chính quyền Việt Nam phải lựa chọn một loại chính quyền mà mình muốn. Chẳng có thiên thân nào sẽ đem điều này đến. Bị kèm chặt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam đang vướng vào một hoàn cảnh không chắc chắn. Nó có thể chính thức trở thành đồng minh với người láng giềng ở phía bắc - kẻ gây hấn chủ yếu về các tranh chấp lãnh thổ và khu vực biển Nam Hải - hoặc với Hoa Kỳ.
Người dân Việt Nam đã biểu lộ thái độ chống Trung Quốc trong khi chính quyền cộng sản đang vất vả để giữ hoà bình với người láng giềng này. Nếu chính quyền đặt quyết định của mình lên chính trị, câu trả lời trở nên vẩn đục với những lợi nhuận trước mắt, những thành phần trục lợi và cầu an.
Nhưng nếu quyết định này được đặt trên sự an bình lâu dài của nhân dân và đất nước, câu trả lời trở nên rõ ràng hơn một tí. Trước tiên là Việt Nam trông đợi gì ở tương lai? và thứ hai là nó có thể làm gì để đạt được mục đích của mình? Là một người quan tâm theo dõi với quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, tôi tin rằng bất kỳ quyết định nào cũng phải tính đến tương lai tự do, hoà bình và thịnh vượng của người dân Việt Nam.

Thất bại tại Biển Đông, TQ vẫn chìm trong giấc mộng

(VTC News) - "Dường như không một quốc gia nào ủng hộ lập trường cũng như lối hành xử của Trung Quốc." Bài viết của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore, Trịnh Vĩnh Niên trên Liên hợp Buổi sáng phân tích về nguyên nhân thất bại cũng như đối sách cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông thực hiện.

Thời gian gần đây, mọi người đều vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, đã bao nhiêu năm nay, song song với sự trỗi dậy của Trung Quốc là chuỗi "liên hoàn bại trận" của chính nước này trong các vấn đề về Biển. Đặc biệt bắt đầu từ năm ngoái, xu hướng này ngày càng hiện ra rõ ràng hơn.

Thất bại tại Biển Đông, TQ vẫn chìm trong giấc mộng
Trung Quốc đã nỗ lực theo đuổi chiến lược "Trỗi dậy hòa bình" (Phát triển hòa bình) ngay sau công cuộc cải cách mở cửa. Trên rất nhiều phương diện, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách chủ nghĩa đơn phương vốn đã tuân thủ từ rất lâu trước đó, đồng thời phát triển quan hệ hữu nghị đa phương với các nước ASEAN. Khu vực tự do thương mại Trung Quốc-ASEAN cũng đã bắt đầu có hiệu lực. Trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã đề xuất chủ trương "Gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác chung".

Tôi đi Thái Hà

Tôi đi Thái Hà
Chiều thứ 6 ( 30/11/11) chen lên xe bus đi Thái Hà, nếu đi xe máy chỉ mất chừng 20′ thì tôi không trễ hẹn với “bạn”, nhưng khổ thay đường đông cứng, xe bus nhích từng bước, đến Gò Đống Đa mới xuống xe, lại phải đi ngược về Thái hà (TH), dọc đường đi, vỉa hè chật cứng xe cộ, không còn lối cho người bộ hành, tôi phải len lách chừng 20′ mới tới cổng Nhà Thờ. Thú thật ở HN đã 40 năm, đây là lần đầu tiên tôi bước chân đến đây ( vì mình chỉ đi chùa thôi), cảm giác yên tĩnh khác hẳn con đường Hàng Bột ồn ào, bụi bẩn, bình yên quá, tuy chưa vào đây, nhưng tôi đã từng đến Nhà Thờ Lớn nghe giảng, đến Phát Diệm tham quan, đến Nhà thờ ở nước ngoài xem đám cươi… nhưng Thái Hà cho tôi cảm giác đặc biệt lắm, không phải Thái Hà có ” scandal” hay Thái Hà lâu nay với nhiều điều đồn thổi ác ý, mà TH ghi điểm bởi sự yên bình, tĩnh lặng, ngăn nắp sạch sẽ vô cùng.