Trang

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

TQ khống chế lãnh đạo đảng CSVN



1- Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Hồ Chí Minh 

Nhân dân Việt Nam, nhất là đồng bào ở miền Bắc không ai mà không biết đến cuộc Cải cách ruộng đất “long trời lỡ đất” do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh thực hiện trên đất Bắc từ năm 1953 đến năm 1956 đã giết hơn nửa triệu người dân vô tội. (theo Thượng tọa Thích Quảng Độ trong bản “Nhận định về những sai lầm tai hại của đảng CSVN đối với dân tộc và Phật giáo Việt Nam”). Cũng chính vì chiến dịch CCRĐ này mà cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tố lẫn nhau tạo ra sự mất đoàn kết trong nhân dân và ngay cả trong gia đình mà hậu quả vô cùng bi thảm.
 

Trọng Đi Tàu, Sang Đi Ấn

Công tâm mà nói trước thế kẹt cứng bị TC lấn chiếm biển đảo, CS Hà nội có nỗ lực tìm cách hóa giải. Gần như đồng thời Tân Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng đi Trung Cộng và Tân Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang đi Ấn độ.  Chuyến đi của hai người mới lên này có thể mới về người, chớ không mới về việc bảo vệ  biển đảo của VN đâu. Trước đây Nguyễn minh Triết lúc là Chủ Tịch Nước VNCS còn đi xa hơn nữa, gặp ông lớn hơn nhìều,qua tận Mỹ  với tư cách Chủ Tịch luân phiên của Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN họp thượng đỉnh  cùng chủ tọa với TT Obama tại New York thay vì Washington; coi  vậy chớ  Mỹ dù muốn trở lại Đông Nam Á, qua con đường ASEAN, cũng phải nễ Bắc Kinh,  “vuốt mũi cũng phải nể mặt” Trung Cộng.

TQ và thỏa thuận biển Việt-Trung

Hôm thứ Tư 11/10, ngay ngày đầu tiên trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển nhằm tháo gỡ các tranh chấp tại Biển Đông.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và TBT Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự
Thỏa thuận được ký kết trong chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc
Cùng lúc, hải quân Trung Quốc lập trạm xá tại quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Truyền thông Trung Quốc tỏ ra khá phấn khởi trước bản văn kiện vừa ký tại Bắc Kinh.

Báo Bắc Kinh đòi ‘làm thất bại’ dầu khí Việt-Ấn ở biển Ðông

Lại thúc hành động quân sự

BẮC KINH 14-10 (NV) - Ấn bản Anh ngữ của Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh hôm Thứ Sáu đả kích kịch liệt thỏa hiệp hợp tác thăm dò dầu khí của Việt Nam với Ấn Ðộ và hối thúc Bắc Kinh “lên án thỏa hiệp là bất hợp pháp” cũng như kêu gọi đưa ra các biện pháp khác.


Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào (trái) tiếp tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh hồi đầu tuần. Ông Trọng chưa về nước, ấn bản tiếng Anh của Nhân Dân Nhật Báo đả kích “cái đầu xảo trá của Hà Nội” khi hợp tác dầu khí với Ấn Ðộ ở biển Ðông. (Hình: AP Photo/Xinhua, Ma Zhancheng)


Ngày 12 tháng 10, Việt Nam và Ấn Ðộ ký một số thỏa hiệp hợp tác song phương trong đó có thỏa hiệp hợp tác về dầu khí. Chỉ một ngày trước, Hà Nội ký với Bắc Kinh 6 nguyên tắc căn bản để giải quyết tranh chấp biển Ðông.
Tờ Global Times (Hoàn Cầu Thời Báo), ấn bản tiếng Anh của Nhân Dân Nhật Báo, nói rằng hai sự việc này “khó biết đây là cái đầu xảo trá của Hà Nội hay là có sự bất đồng ý kiến giữa các kẻ cầm đầu” chế độ CSVN.

Việt - Ấn chính thức hợp tác tìm dầu biển Đông


Thursday, October 13, 2011 6:14:14 PM
Bookmark and Share

Gia tăng hợp tác quốc phòng

NEW DELHI (TH) - Trong chuyến thăm viếng của phái đoàn chủ tịch nước Trương Tấn sang ở thủ đô New Delhi, Việt Nam và Ấn đã ký 6 văn kiện hợp tác trong đó có thỏa thuận hợp tác dầu khí giữa hai công ty quốc doanh của hai nước.
Thỏa thuận hợp tác giữa Petrovietnam và Ongc Videsh Limited về dầu khí ra sao không thấy bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đưa chi tiết nhưng báo tài chính Mỹ Wall Street Journal nói rằng, 'thỏa hiệp hợp tác kéo dài 3 năm từ đầu tư, thăm dò và sản xuất dầu khí, vận chuyển và phân phối dầu khí ở cả hai nước.'
Bản tin TTXVN cũng không thấy một chi tiết nào liên quan tới hợp tác thăm dò các lô 127 và 128 ở ngoài khơi Khánh Hòa và Ninh Thuận từng dẫn tới chống đối và đe dọa từ Bắc Kinh hồi tháng trước.
Hiện công ty OVL của Ấn (công ty con của đại công ty quốc doanh Oil & Natural Gas Corp.) đang nắm giữ 45% cổ phần ở lô 6.1 cùng với hai đối tác Petro Vietnam và BP của Anh quốc. Nơi đây đang khai thác khí đốt từ mỏ Lan Tây.
OVL cũng đã được thỏa thuận khoan dò tìm ở lô 128, theo WSJ, nhưng đã tạm ngưng vì dàn khoan không thể bỏ neo đứng vững. OVL dự tính sẽ tiếp tục trở lại vào năm tới.
Trong một bản tin khác báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Năm 13/10/2011 nói rằng “Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng”. Nhân dịp ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc Phòng CSVN tháp tùng ông Trương Tấn Sang tới Ấn, ông đã đến chào “Thư ký quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma và Quốc vụ khanh quốc phòng Pallam Raju”.
Bản tin tờ Tuổi Trẻ nói rằng “cả Thư ký quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma và Quốc vụ khanh quốc phòng Pallam Raju đều khẳng định trong thời gian tới Ấn Độ sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực huấn luyện đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ thông tin và hợp tác chiến lược trên nhiều lĩnh vực.”
Tin tức nói rằng một trong những chủ đề chính của phái đoàn Trương Tấn Sang là điều đình mua hệ thống hỏa tiễn Brahmos và một lò điện hạt nhân. (TN)
Thủ tướng Ấn Độ (phải) tiếp chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hôm 12 tháng 10. Ấn Độ vừa ký thỏa thuận hợp tác tìm dầu trên biển Đông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. (Hình: RAVEENDRAN/AFP/Getty Images)

NEW DELHI (TH) - Trong chuyến thăm viếng của phái đoàn chủ tịch nước Trương Tấn sang ở thủ đô New Delhi, Việt Nam và Ấn đã ký 6 văn kiện hợp tác trong đó có thỏa thuận hợp tác dầu khí giữa hai công ty quốc doanh của hai nước.
Thỏa thuận hợp tác giữa Petrovietnam và Ongc Videsh Limited về dầu khí ra sao không thấy bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đưa chi tiết nhưng báo tài chính Mỹ Wall Street Journal nói rằng, 'thỏa hiệp hợp tác kéo dài 3 năm từ đầu tư, thăm dò và sản xuất dầu khí, vận chuyển và phân phối dầu khí ở cả hai nước.'

Qua hồi ký “Hồi ức và suy nghĩ” của Trần Quang Cơ: Tập đoàn bá quyền, bành trướng Trung Quốc ngày càng can thiệp sâu, phân hóa nội bộ Việt Nam


Lời giới thiệu: Từ sau hội nghị Việt Trung ở Thành Đô (Trung Quốc), tập đoàn bá quyền, bành trướng Trung Quốc càng lộ liễu, trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Dùng sức ép về chính trị, kinh tế và các thủ đoạn nham hiểm khác chia rẽ nhóm cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. 

Hậu Tuyên ngôn độc lập


LTS:
Kể từ khi bản Tuyên ngôn Độc lập được phát đi trên Quảng trường Ba Đình đến nay đã 66 năm, một khoảng thời gian bằng 3 thế hệ, đất nước Việt Nam đang ra sao? Người dân Việt Nam như thế nào? Đặc biệt lãnh thổ đất nước, sự độc lập của đất nước, dân tộc ra sao?
Công an CS đạp mặt người biểu tình yêu nước
 Tác giả Song Hà gửi đến bài viết “Hậu Tuyên ngôn Độc lập” dựa theo bản Tuyên Ngôn độc lập mà Hồ Chí Minh đã đọc tại Ba Đình ngày 2/9/1945. Với bản Tuyên Ngôn đó, chỉ cần thay tên và một vài sự kiện, thì nội dung vẫn không khác gì nhiều. Thế mới biết, 2/3 thế kỷ trôi qua, dân tộc này, đất nước này tiến được bước nào lên phía trước hay không.
Mời quý vị đọc bài viết như việc thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng.
(Họa theo Tuyên ngôn Độc lập)

Hiến pháp, pháp luật và những âm mưu ở Thái Hà


Đến nay, chắc chắn không ai trả lời được câu hỏi nhức nhối trong lòng giáo dân và nhân dân: “Đây có phải là cơ sở thờ tự của tôn giáo không? Là cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được nhà nước công nhận và được Hiến pháp ghi rõ là được pháp luật bảo hộ thì tại sao nó biến khỏi Giáo hội để nằm trong tay nhà nước?”.
Hiến pháp, pháp luật và những âm mưu ở Thái Hà
Chủ nghĩa Mác – Lenin định nghĩa: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, có phải ở đây, người ta đã và đang đưa “ma túy và con nghiện của nhà nước” vào để trị “thuốc phiện của nhân dân”?

Philippines báo động Hà Nội mắc mưu Bắc Kinh

Sẽ chất vấn ông Trương Tấn Sang khi tới Manila vào cuối tháng

MANILA (NV) - Sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp Biển Ðông giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tuần này báo hiệu việc rút khỏi thỏa hiệp về ứng xử mà tập thể các nước ASEAN đã ký với Trung Quốc năm 2002.


Bản đồ Biển Ðông với các mầu sắc khác nhau chỉ độ sâu. (Hình của từ điển bách khoa Britanica)


Nhật báo Philippines Daily Inquirer ở Manila ngày Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011 cáo buộc như vậy và nói rằng Philippines từ lâu đã nhấn mạnh đến phương thức đứng chung nhiều nước để củng cố vị thế khi thương thuyết với cái nước to nhất mạnh nhất khu vực.

Việt Nam giao thương yếu vì tham nhũng


Thursday, October 13, 2011 6:11:09 PM Bookmark and Share

HÀ NỘI (TH) -
Hơn 90% hàng hóa xuất-nhập cảng ra vào Việt Nam qua các cảng biển. Con số mới nhất được công bố cho thấy mỗi năm có 154 triệu tấn hàng hóa, 233,000 lượt hành khách và 62,000 lượt tàu thuyền ra vào cảng biển Việt Nam.





Không ai phủ nhận vị trí chiến lược của các cảng biển Việt Nam tại Ðông Nam Á giữa vùng “tam giác cảng hùng mạnh nhất thế giới là Singapore, Hong Kong và Cao Hùng.”
Thực tế, chi phí hậu cần của 24 cảng Việt Nam hiện nay chiếm 25% tổng sản lượng quốc gia (GDP) trong khi các quốc gia khác chỉ có 10%.
Theo báo Thanh Niên, đại diện Ngân Hàng Thế Giới tham dự cuộc hội thảo về năng lực cạnh tranh của Việt Nam hôm 11 tháng 10 tại Hà Nội nhận định: “Vị trí cạnh tranh thương mại của Việt Nam còn yếu kém.”

Quan chức Bộ Giao Thông sợ đi xe buýt

HÀ NỘI (TH) - Thi hành lệnh của bộ trưởng Bộ Giao Thông-Vận Tải, 14 cán bộ của bộ này đã đồng loạt xuống đường đi... xe buýt. Các chuyến “vi hành” diễn ra trong âm thầm, không để ai biết trên các chuyến xe hỗn mang đó có các cán bộ cao cấp của Hà Nội.
 


Cảnh chen lấn móc túi ở trạm đón xe buýt. (Hình: báo VTC News)


Ngày 11 tháng 10 vừa qua, một phúc trình về kết quả cuộc “khảo sát thực tế” 10 trên tổng cộng 63 tuyến xe buýt của các vị cán bộ cao cấp của Bộ Giao Thông-Vận Tải mới được công bố.

Dân biểu Mỹ can thiệp về nhân quyền VN

2011-10-13
Một nhóm dân biểu Mỹ vừa gởi thư yêu cầu Thủ tướng VN trả tự do cho nhóm thanh niên, sinh viên Công giáo thuộc Giáo Phận Vinh bị bắt giữ từ tháng Bảy, có liên quan tự do tôn giáo.
RFA photo
Dân biểu Loretta Sanchez, nhân vật đấu tranh mạnh mẽ cho nhân quyền VN, trong một lần trả lời phỏng vấn RFA

Thế kỷ Á châu của Hoa Kỳ

2011-10-14 Tuần qua tờ báo chuyên đề có uy tín về ngoại giao của Hoa Kỳ là "Foreign Policy" đã có một bài quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ là bà Hillary Clinton dưới tiêu đề mà chúng tôi xin tạm dịch là "Thế kỷ Á châu của Hoa Kỳ".
AFP PHOTO
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại chùa Ngọc Lâm ở Hà Nội vào ngày 22 tháng 7 năm 2010.

Bài viết đã gây chú ý cho dư luận Á châu nên đài Á châu Tự do có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ về quan điểm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ.