Trang

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Lần hẹn thứ 12 của những công dân Việt Nam Yêu Nước

Tiếp nối những lời hứa hẹn và tuyên bố ngoại giao trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, Trung Quốc đã cử tàu cá 1.000 tấn đến Trường Sa, bên cạnh 500 tàu cá thường xuyên hoạt động ở vùng biển của Việt Nam.

Mặc dù không được chính thức xác nhận bởi BNG và báo chí lề phải nhưng đã có tin nhiều tàu đánh cá của ngư dân VN đã bị xua đuổi ra khỏi vùng biển của cha ông và nhiều trong số 500 tàu cá của TQ chỉ là sự trá hình của hải quân Trung Quốc.

Cùng lúc, Trung Quốc phản đối Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại Lô 127, Lô 128 thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là một hành động gián tiếp của Trung Quốc xem khu vực này là của họ.






Cầu Rầm: Biểu tình của 2000 giáo dân trước UBND Tỉnh Nghệ An, nhà cầm quyền đùn đẩy trách nhiệm


Những ngày qua, tại TP Vinh, Nghệ An, những cuộc biểu tình rầm rộ của hàng ngàn người trước cửa UBND TP và UBND Tỉnh Nghệ An không còn là chuyện lạ. Những người dân tại đây cho biết: Việc biểu tình là quyền chính đáng của người dân, và các giáo dân Cầu Rầm đã đi đầu trong việc biểu thị tinh thần của mình để phản đối những việc làm sai trái, ngang ngược của nhà cầm quyền Nghệ An.
Liên quan đến tương lai của mảnh đất Cầu Rầm, vào ngày 15/09/2011, UBND Tỉnh Nghệ An đã có lời mời các giáo dân đến làm việc tại Trụ sở UBND Tỉnh. Mặc dù đây là một lời mời muộn và đột xuất, nhưng hơn 2000 giáo dân cũng đã có mặt đông đủ, yêu cầu bộ máy cầm quyền giải quyết vấn đề đất đai Cầu Rầm bị chiếm đoạt phi pháp.
Cũng xin được nói thêm cho rõ, các bản tin trước chúng tôi cũng đã đưa tin về các buổi làm việc của giáo dân với UBND Thành phố Vinh, lần làm việc vào ngày 15/09 là theo lời mời của UBND Tỉnh Nghệ An. Đây có thể nói là một động thái khá bất ngờ của UBND Tỉnh Nghệ An.

Được biết trong buổi tiếp dân lần thứ hai của UBND TP Vinh với giáo dân xứ Cầu Rầm ngày 12/09, đại diện của TP Vinh vẫn màn quanh co, đùn đẩy như những lần trước. Trước thái độ kiên quyết bảo vệ Đất Thánh của đoàn đại diện Giáo dân xứ Cầu Rầm, UBND đã phải hẹn thêm 10 ngày nữa (22/09/2011) sẽ có buổi gặp gỡ giáo dân với lời hứa “giải quyết dứt điểm



Cầu Rầm: Biểu tình của 2000 giáo dân trước UBND Tỉnh Nghệ An, nhà cầm quyền đùn đẩy trách nhiệm

Nhà cầm quyền Hà Nội khởi động lại âm mưu cướp đất Hồ Ba Giang của GX Thái Hà


Khu đất của Giáo xứ Thái Hà, một khu đất có tổng số hơn 71.000 mét vuông đã bị chiếm cướp chỉ còn lại 2.700 m2 cho tất cả các công việc thờ tự và hoạt động tôn giáo tại đây.
Khu đất Hồ Ba Giang nằm trong số đất đai của Giáo xứ, chưa bao giờ được cho, tặng, nhượng cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Không chỉ Giáo xứ có đầy đủ cơ sở pháp lý chứng minh khu đất của mình, mà ngay cả các đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã kết luận khu đất Hồ Ba Giang của Giáo xứ Thái Hà.
Khu đất này nằm sát ngay sau Gò Đống Đa, thuộc địa giới hành chính phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khu đất này rộng 18.230 m2, thuộc sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế từ năm 1928, ban đầu là khu ruộng cấy, sau vì lý do lấy đất san lấp nền tu viện và nhà thờ, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã đào lấy đất đắp nền và biến khu vực thành hồ cá.
Nhà cầm quyền Hà Nội khởi động lại âm mưu cướp đất Hồ Ba Giang của GX Thái Hà