Trang

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Món nợ nước ngoài của Vinashin

Hơn một năm kể từ khi vụ thua lỗ kỷ lục tại tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin bị vỡ lở, những hệ luỵ của nó lại ám ảnh khi một chủ nợ nước ngoài phát đơn khởi kiện công ty này tại toà thương mại thượng thẩm ở London, Anh quốc.


Việc Elliott khởi kiện Vinashin và các công ty con cho thấy việc đàm phán nợ giữa Vinashin và các chủ nợ nước ngoài (nếu có) đã thất bại. Ảnh: Phan Quang

Video: Công An canh cửa và anh Nguyễn Lân Thắng trong phòng cấp cứu 11/11/2011

Tin Chủ Nhật, 13-11-2011

Nguyễn Xuân Diện nói về vụ bắt người hôm 11-11

Blogger, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói về vụ công an thành phố Hà Nội bị cáo buộc dùng sức mạnh “cưỡng bức, câu lưu” những người biểu tình thuộc nhóm “Chủ nhật yêu nước” vào hôm thứ Sáu, 11/11/2011 và dự đoán về diễn biến tiếp theo sau sự việc.
TS Nguyễn Xuân Diện: Ngày hôm qua, cơ quan an ninh người ta triệu tập hai người là luật sư Lê Quốc Quân và JB [Nguyễn Hữu] Vinh, anh JB Vinh ở Giáo xứ Thái Hà. Chúng tôi đã xuống Hà Đông từ đêm hôm trước bởi vì khi xảy ra sự việc đối với anh Lê Dũng có chuyện gia đình, thì chúng tôi xuống nhà của anh Lê Dũng để trò chuyện với anh ấy, chia sẻ với anh ấy.

Nhân vụ Thái Hà, nói về đoàn kết lương giáo

Phạm Văn Cường
Tôi không phải là người công giáo, mẹ tôi lúc còn sống chỉ chăm đi lễ chùa (Hội vãi già). Nên trong hồ sơ lý lịch của tôi trước kia ở mục khai về tôn giáo được ghi là: Tôn giáo: Lương (hay: Tôn giáo: Không). Theo cách hiểu của nhiều người (trong đó có tôi), tôn giáo lương thường hàm nghiã không theo một tôn giáo nào. Để phân biệt với những người theo Công giáo (Thiên Chúa giáo – gọi tắt là giáo).

LẠI CHUYỆN THỦY ÐIỆN XẢ LŨ “SỐNG CHẾT MẶC BAY”

Người Dân
Theo báo chí, tại Thừa Thiên – Huế, hai nhà máy thủy điện Bình Điền và Hương Điền trong những ngày qua đã không thể tích nước cắt lũ mà liên tục mở cửa xả, khiến nhiều vùng nhập trong biển nước. 
Ông Nguyễn Minh Phụng, một cư dân Huế, cho biết chưa bao giờ phải chứng kiến một trận lụt nào bất ngờ như thế. Trời không mưa nhưng nước cứ ùn ùn kéo về. Trong căn nhà ngập hơn một mét, ông bức xúc nói với báo điện tử “VnExpress”: “Chấp nhận là vùng thượng nguồn có mưa nhưng thủy điện đóng vai trò cắt lũ thì lại xả làm nhiều vùng dân cư bị ngập nặng”. 

Cậu ấm của 3D được bồng lên ghế Thứ trưởng


Dân Làm Báo - Trong những công điện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được tiết lộ bởi Wikileak có đề cập đến việc "dư luận cho rằng “cậu ấm” Nghị sau này sẽ lãnh đạo một trong những tập đoàn ngành xây dựng nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh, và cũng có liên hệ mật thiết với công ty Bitexco, một công ty tư nhân đảm trách việc xây cất một số tòa nhà chọc trời tại Hà Nội và Sài Gòn. Tầm hoạt động của Bitexco còn gồm cả ngành đóng chai, dệt và các công trình thủy điện" (*). "Dư luận" đó nay đã thành sự thật. Ngày 11 tháng 11, Nguyễn Thanh Nghị, con trai của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được bổ nhiệm vào chức vụ Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Giáo xứ Thái Hà thắp nến cầu nguyện để sự thật được tôn trọng


Nữ Vương Công Lý - Tối nay (12/11/2011), Lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam, khoảng hơn 4000 tín hữu đã tụ họp tại nhà thờ Thái Hà để cùng hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho đất nước quê hương, đặc biệt cầu nguyện cho nhà “cầm quyền biết tôn trọng sự thật” sớm trao trả tài sản đã mượn để giáo xứ sử dụng vào việc phụng thờ Chúa.

Hà Nội: từ “quần chúng tự phát” đến “quần chúng bức xúc”


Ngọc Linh (VRNs) - Sau quãng thời gian lặng từ biến cố DCCT Thái Hà và Toà Khâm Sứ, năm 2008. Nay “chính quyền Hà Nội” giở lại trò cũ.

Để định hướng dư luận, họ dùng truyền thông quốc doanh, với nhóm văn nô, lấy ý kiến của vài kẻ nô dịch, đăng lên báo gọi là dư luận “quần chúng nhân dân”. Kiểu như bà Nguyễn Thị Lý, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Quang Trung phát biểu trên báo Hà Nội mới (HNM) với tựa đề “Về việc xây dựng Trạm xử lý nước thải Bệnh viện đa khoa Đống Đa: Cấp thiết, không thể chậm trễ” đăng ngày 29/10/2011 lúc 06:32: “Là những người đại diện cho một tôn giáo, thường xuyên rao giảng đạo đức cho giáo dân, nhưng hành động của những vị đứng đầu Nhà thờ Thái Hà lại ngược lại với những điều họ nói. Chúng tôi rất buồn khi những hành vi của họ gây mất đoàn kết trong cộng đồng. Ai cũng có quyền công dân khi sinh sống trên một đất nước hòa bình như Việt Nam, nhưng là công dân dù ở đâu, làm gì cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Những người đứng đầu Nhà thờ Thái Hà sẽ nghĩ sao khi những hành vi thiếu tôn trọng pháp luật của họ đang ảnh hưởng xấu đến con em chúng ta. Các em sẽ định hình nhân cách thế nào khi chứng kiến những hành vi gây mất đoàn kết trong cộng đồng như vậy”.

“Mượn gió bẻ măng’’ chiêu bài thâm hiểm của nhà cầm quyền Hà Nội

“Mượn gió bẻ măng’’ chiêu bài thâm hiểm của nhà cầm quyền Hà Nội
Sự leo thang một cách tàn bạo, bất chấp luật pháp và đạo lý của chính quyền Hà Nội, cho thấy bản chất của chế độ cộng sản không bao giờ chấp nhận cho tự do con người, tự do tín ngưỡng được tồn tại nơi họ cai trị. Đây là những âm mưu của phe thân Trung Quốc, muốn thế giới nhìn thấy Việt Nam mạnh tay đàn áp tôn giáo, nhân quyền để đẩy Việt Nam ra xa khỏi quan hệ quốc tế. Cô lập Việt Nam thành yếu ớt chỉ còn cách lệ thuộc vào người bạn lớn bên cạnh là Trung Quốc. Để thực hiện âm mưu cô lập Việt Nam thì không còn cách gì hữu hiệu hơn là tấn công vào tôn giáo, vào quyền tự do ngôn luận. Những mục tiêu tấn công này khiến người dân và chính phủ các nước tiến bộ dễ phản ứng gay gắt hơn. Chỉ có một âm mưu tầm quốc tế, chia rẽ Việt Nam với thế giới mới phải tốn công huy động sức người, của, phương tiện để hành động trắng trợn, bất chất luật pháp như vụ việc ở giáo xứ Thái Hà. Đó là điều lý giải rõ vì sao chỉ một dự án nhỏ mà chính quyền Hà Nội đàn áp dư luận bằng truyền thông, báo chí. Tiếp đến là bắt giữ, triệu tập nhiều người như vậy.

Thái Hà bất khuất trước bạo lực của nhà cầm quyền Hà Nội

Thái Hà bất khuất trước bạo lực của nhà cầm quyền Hà Nội
Thật vô cùng xấu hổ cho cái đường lối cai trị đất nước của các nhà đỉnh cao trí tuệ. Đó là cách điều hành quốc gia theo chủ trương của Bắc Bộ Phủ, trong đó gồm toàn những nhân vật được tôi luyện từ cái lò đúc do ông Hồ đào tạo để trở thành những tay chuyên viên điều hành đất nước theo lối gian xảo, dối trá cho nên nếu gọi nhà cầm quyền Việt Nam là tà quyền thì cũng chẳng sai chút nào.
Quả thật, nhà cầm quyền Việt Nam luôn luôn hành xử quyền cai trị đất nước theo đường lối của những kẻ tà quyền. 

Thái Hà thắp nến cầu nguyện ‘cho nhà cầm quyền biết tôn trọng sự thật’

HÀ NỘI 12-11 (TH) - Nhân dịp Lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, chiều tối ngày Thứ Bảy 12 tháng 11 năm 2011, khoảng hơn 4,000 giáo dân đã đến nhà thờ giáo xứ Thái Hà tham dự một thánh lễ đặc biệt và đồng thời tham dự buổi thắp nến cầu nguyện.
Ðây không phải là lần đầu tiên nhà thờ Thái Hà tổ chức những buổi thắp nến cầu nguyện với số người tham dự đông đảo như vậy. Từ khi bùng nổ các cuộc đấu tranh đòi tài sản của giáo xứ và đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng sự thật từ năm 2008 đến nay, rất nhiều thánh lễ và buổi thắp nến cầu nguyện đã được tổ chức.



Các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân cùng thắp nến cầu nguyện tại nhà thờ Thái Hà chiều Thứ Bảy 12 tháng 11, 2011. (Hình: Nữ Vương Công Lý)


Hôm Thứ Sáu, giáo xứ đã ra một thông báo “Vào lúc 19 giờ Thứ Bảy ngày 12 tháng 11 năm 2011, tại Ðền Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp - giáo xứ Thái Hà sẽ có thánh lễ thắp nến để cầu nguyện cho: 1. Quốc thái dân an; 2. Công lý-sự thật được tôn trọng; 3. Nhà cầm quyền Hà Nội trả lại tu viện đang mượn làm bệnh viện Ðống Ða cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, trả lại đất hồ Ba Giang cho giáo xứ Thái Hà.”
Thánh lễ và buổi thắp nến cầu nguyện diễn ra trong sự căng thẳng giữa giáo xứ và Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà đấu tranh đòi lại tài sản đã bị nhà cầm quyền hoặc “mượn” rồi lời luôn hoặc cướp đoạt ngang xương, suốt từ nhiều chục năm qua. Nhiều tài liệu đã được phổ biến rộng rãi trên Internet chứng minh cho quyền sở hữu của giáo xứ và Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà cùng với những chứng cứ “mượn”.
“Trong bài giảng lễ, Linh Mục Giuse Ðỗ Ðình Tư đã khởi từ ý nghĩa nguyên thủy của chữ ‘tử đạo’ là làm chứng cho Thiên Chúa, Ðấng là đường là sự thật và là sự sống, đồng thời mời gọi cộng đoàn hiện diện hãy can đảm lên tiếng, dấn thân cách mạnh mẽ cho công lý và hòa bình.” Trang mạng Nữ Vương Công Lý tường thuật thánh lễ ngày Thứ Bảy 12 tháng 11 năm 2011. “Sau thánh lễ, hàng ngàn ngọn nến đã được thắp lên diễn tả nỗi lòng và một khát vọng cháy bỏng mong cho quê hương đất nước được cường thịnh, sự thật được tôn trọng và pháp luật được thực thi.”
Nhà thờ Thái Hà đã tổ chức rất nhiều những buổi cầu nguyện cho quê hương đất nước, từ chuyện cầu nguyện cho việc dừng khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, cho nạn nhân của những bất công xã hội, cho đến những vấn đề, sự kiện liên quan tới giáo hội như Tam Tòa, Loan Lý, Ðồng Chiêm, Cồn Dầu...



Một số người tham dự các cuộc biểu tình ở Hà Nội đến tham dự thánh lễ và đốt nến cầu nguyện tại nhà thờ Thái Hà. (Hình: Nữ Vương Công Lý)


Chính vì vậy, quý vị linh mục và giáo dân Thái Hà được coi như cái gai ở trong mắt nhà cầm quyền.
Các lời yêu cầu trả lại tu viện, đất đai để phục vụ cho nhu cầu rất lớn trên một diện tích quá nhỏ bị khống chế như hiện nay, đều không được nhà cầm quyền đáp ứng. Giáo xứ Thái Hà đã lập một bảng điện tử với hàng chữ “Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại tu viện đang mượn làm bệnh viện Ðống Ða cho Dòng Chúa Cứu Thế và trả lại hồ Ba Giang cho giáo xứ Thái Hà”. Nhà cầm quyền địa phương ra quyết định “phạt hành chính” và bắt gỡ bỏ.
Tuy nhiên, chính xứ Thái Hà, LM Nguyễn Văn Phượng đã nộp đơn kiện nhà cầm quyền quận Ðống Ða vì cho quyết định đó là trái luật. Bởi vì bảng điện tử đó “không phải quảng cáo thương mại” nên không bị chế tài hành chính như các hoạt động thương mại.
Ngày 3 tháng 11 năm 2011, nhà cầm quyền CSVN đưa một đám côn đồ trên dưới 100 tên có sự hộ tống và chỉ huy của công an tới uy hiếp nhà thờ Thái Hà. Nhà xứ đã đánh chuông, trống báo động.
Ngày 27 tháng 10 năm 2011, một số linh mục và tu sĩ đã đến UBND quận Ðống Ða nộp đơn đòi trả tài sản. Hiện nhà cầm quyền đang có dự án xây dựng cơ sở “xử lý nước thải” cho bệnh viện Ðống Ða. Ðiều này có dấu hiệu bất thường vì nhà cầm quyền thành phố đang có chủ trương di dời tất cả các bệnh viện ra khỏi các khu vực đông dân cư.

Lụt, thủy điện xả lũ: 105 người chết, 5 mất tích

HÀ NỘI 12-11 (TH) - Mùa lũ lụt ở Ðồng Bằng Sông Cửu Long và những đợt xả lũ bất thường của những đập thủy điện tại miền Trung tới nay đã làm cho 105 người chết, 5 người còn mất tích.


Mặc dù lượng mưa vùng hạ du không lớn nhưng Huế vẫn chịu đợt lũ kép gây thiệt hại nặng cả người và của. (Hình: Thanh Niên)


Cơ quan phòng chống lụt bão trung ương ở Hà Nội cho hay như vậy và được báo Thanh Niên tường thuật hôm Thứ Bảy. Bên cạnh đó, thiệt hại tài sản mùa màng ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long khoảng 4,000 tỉ đồng (gần $200 triệu USD) trong khi các tỉnh miền Trung thiệt hại khoảng 800 tỉ đồng (gần $40 triệu USD).