Aaron L. Friedberg
4-9-2011
Những kẻ thù tài chính của nước Mỹ đang đặt cả đất nước vào một con đường đầy những rủi ro chiến lược ngày càng lớn ở châu Á.
Khi những đảng viên đảng Dân chủ hào hứng bảo vệ các chương trình xã hội, còn đảng Cộng hòa thì hăm hở tránh việc tăng thuế, và cả hai bên đều nói là nợ quốc gia sẽ phải được kiểm soát, thì chúng ta có thể tin là sẽ được thấy những nỗ lực giảm ngân sách quốc phòng tiếp tục kéo dài. Trong vòng 10 năm tới, mức cắt giảm kế hoạch chi tiêu có thể lên đến năm trăm tỷ USD. Ngay cả khi Lầu Năm Góc rút quân khỏi Afghanistan và Iraq để tiết kiệm chi tiêu, thì việc mua hoặc phát triển vũ khí mới cũng không được đầu tư nhiều tiền như trước nữa.
Thật không may là Mỹ lại phải áp đặt những biện pháp kiềm chế đó đúng vào khi họ đang đối mặt với một thách thức chiến lược ngày càng gia tăng. Được tiếp sức nhờ đà tăng trưởng kinh tế gần 10% một năm, Trung Quốc, trong gần hai thập niên qua, đã tham gia vào công cuộc xây dựng quân đội nhanh chóng và mở rộng. Trung Quốc giữ bí mật các dự định của mình, và các nhà chiến lược Mỹ thì đã phải dồn mọi sự tập trung của họ vào các mối quan tâm khác kể từ sau vụ 11-9. Tuy nhiên, quy mô, đường lối và các hàm ý của việc Trung Quốc xây dựng quân đội thì ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Thái Bình Dương thực chất trở thành một cái hồ của Mỹ. Với việc các lực lượng không quân và hải quân Mỹ hoạt động tại các căn cứ ở những nước thân thiện với họ như Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ có thể bảo vệ và làm cho đồng minh yên tâm, cản bước những kẻ gây hấn tiềm năng, và đảm bảo tuyến đường hàng hải an toàn cho các tàu buôn đi lại trên khắp vùng biển tây Thái Bình Dương, tiến vào Ấn Độ Dương. Các lực lượng Mỹ có thể hoạt động ở khắp mọi nơi và hoàn toàn được miễn trách.
Nhưng điều đó đã bắt đầu thay đổi. Vào giữa thập niên 1990, Trung Quốc triển khai thực thi một số việc mà các nhà hoạch định chính sách ở Lầu Năm Góc gọi là “năng lực chống xâm nhập”. Nói cách khác, thay vì cố gắng theo kịp với sức mạnh Mỹ theo kiểu máy bay đối chọi máy bay, tàu đối chọi tàu, Bắc Kinh tìm những cách hiệu quả hơn về chi phí để trung lập hóa sức mạnh Mỹ. Họ đã thiết kế số lượng lớn những chương trình tên lửa đạn đạo phi hạt nhân không tốn kém lắm nhưng có độ chính xác cao, cũng như các tên lửa hành trình phóng từ trên biển hoặc trên không. Những vũ khí này có thể phá hoại hoặc làm hỏng một số cảng biển và sân bay, nơi các lực lượng không quân và hải quân Mỹ dùng làm bước đệm để hoạt động ở Tây Thái Bình Dương; và đánh chìm chiến hạm nào chở vũ khí có thể bắn xa hàng trăm dặm ra biển, kể cả hàng không mẫu hạm của Mỹ.
Quân đội Trung Quốc cũng đã và đang thử nghiệm kỹ thuật tấn công vệ tinh và mạng máy tính của Mỹ, bổ sung thêm việc này vào kho vũ khí nhỏ của họ – kho có những tên lửa hạt nhân tầm xa, có thể bắn sang tận Mỹ.
Mặc dù khả năng đối đầu trực tiếp là thấp, nhưng Trung Quốc có vẻ đang tìm cách làm thất bại các lực lượng quân sự tiên tiến của Mỹ, để khiến Washington phải khó khăn trong việc liệu đường ứng phó.
Các hoạt động chuẩn bị đó không có nghĩa là Trung Quốc muốn gây chiến với Mỹ. Ngược lại, họ dường như chỉ muốn làm cho các nước láng giềng của mình phải khiếp sợ, đồng thời ngăn cản Washington tham gia trợ giúp những nước đó một khi xảy ra xung đột. Các quốc gia khác – không biết chắc liệu mình có thể trông cậy vào sự ủng hộ của Mỹ không, và tự bản thân không thể nào theo kịp sức mạnh Trung Quốc – có thể sẽ phải đi đến quyết định rằng họ phải dung hợp ý muốn của Trung Quốc.
Nói theo nhà tư tưởng quân sự cổ đại của Trung Quốc, Tôn Tử, thì Trung Quốc đang tiến hành các biện pháp để “không đánh mà thắng” – xác lập vị thế siêu cường thống lĩnh châu Á bằng cách bào mòn độ tín nhiệm của những người bảo đảm về an ninh cho Mỹ, làm rỗng (rút ruột) khối đồng minh của Mỹ và cuối cùng đẩy Mỹ ra khỏi khu vực.
Nếu Mỹ và các đồng minh châu Á của họ tìm cách tự phòng thủ và phối hợp nỗ lực chung, thì không có lý do gì mà họ không duy trì được một thế cân bằng quyền lực thích hợp, ngay cả khi sức mạnh của Trung Quốc có gia tăng đi nữa. Nhưng nếu họ không phản ứng lại trước việc Trung Quốc tăng cường quân sự, thì có nguy cơ là Bắc Kinh có thể tính nhầm, phung phí sức mạnh và làm tăng nguy cơ đối đầu, thậm chí xung đột vũ trang. Quả thật, cách hành xử của Trung Quốc gần đây trong những tranh chấp về tài nguyên và biên giới trên biển với Nhật Bản và các nước nhỏ hơn trong khu vực biển Hoa Nam cho thấy là điều này có thể đang bắt đầu xảy ra.
Đây là một vấn đề không thể được giải quyết đơn giản bằng đối thoại. Chính sách quân sự của Trung Quốc không phải là sản phẩm của sự hiểu nhầm; nó là một phần của một chiến lược có chủ ý mà giờ đây các quốc gia khác phải tìm cách xử trí. Mạnh thì ngăn cản được hành vi gây hấn; yếu thì sẽ kích thích thêm sự gây hấn. Bắc Kinh sẽ lên án những hành động như thế, như thế là khiêu khích, nhưng chính các hành động của Bắc Kinh mới là mối nguy cơ hiện nay đang đe dọa phá vỡ sự ổn định ở châu Á.
So với ngày trước, nhiều nước láng giềng của Trung Quốc hiện nay tỏ ra sẵn sàng phớt lờ những lời phàn nàn của Bắc Kinh hơn, và sẵn sàng tăng cường chi tiêu cho quốc phòng, hợp tác chặt chẽ hơn với nhau và với Mỹ.
Tuy nhiên, họ ít có khả năng làm những việc ấy trừ phi họ tin chắc chắn rằng Mỹ sẽ vẫn hiện diện. Washington không nhất thiết phải gánh vác cả gánh nặng duy trì thế cân bằng quyền lực ở châu Á, nhưng họ phải lãnh đạo.
Lầu Năm Góc cần đặt ưu tiên hàng đầu vào việc tìm cách đối chọi với “năng lực chống xâm nhập” đang gia tăng dần của Trung Quốc, qua đó làm giảm khả năng Trung Quốc sử dụng tới chiêu bài đó. Việc này rất tốn kém. Để biện giải được cho khoản chi tiêu cần thiết trong thời kỳ kinh tế khắc khổ, các nhà lãnh đạo của chúng ta (Mỹ) sẽ phải rõ ràng hơn khi giải thích về lợi ích quốc gia cùng những cam kết của Mỹ đối với châu Á, và thẳng thắn hơn khi mô tả những thách thức do quá trình phát triển quân sự không ngừng của Trung Quốc gây ra.
Aaron L. Friedberg là giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế ở Princeton, tác giả của cuốn “Tranh giành vị trí thống lĩnh: Trung Quốc, Mỹ và chiến lược làm chủ ở châu Á”.
Đan Thanh dịch từ The New York Times
4-9-2011
Những kẻ thù tài chính của nước Mỹ đang đặt cả đất nước vào một con đường đầy những rủi ro chiến lược ngày càng lớn ở châu Á.
Khi những đảng viên đảng Dân chủ hào hứng bảo vệ các chương trình xã hội, còn đảng Cộng hòa thì hăm hở tránh việc tăng thuế, và cả hai bên đều nói là nợ quốc gia sẽ phải được kiểm soát, thì chúng ta có thể tin là sẽ được thấy những nỗ lực giảm ngân sách quốc phòng tiếp tục kéo dài. Trong vòng 10 năm tới, mức cắt giảm kế hoạch chi tiêu có thể lên đến năm trăm tỷ USD. Ngay cả khi Lầu Năm Góc rút quân khỏi Afghanistan và Iraq để tiết kiệm chi tiêu, thì việc mua hoặc phát triển vũ khí mới cũng không được đầu tư nhiều tiền như trước nữa.
Thật không may là Mỹ lại phải áp đặt những biện pháp kiềm chế đó đúng vào khi họ đang đối mặt với một thách thức chiến lược ngày càng gia tăng. Được tiếp sức nhờ đà tăng trưởng kinh tế gần 10% một năm, Trung Quốc, trong gần hai thập niên qua, đã tham gia vào công cuộc xây dựng quân đội nhanh chóng và mở rộng. Trung Quốc giữ bí mật các dự định của mình, và các nhà chiến lược Mỹ thì đã phải dồn mọi sự tập trung của họ vào các mối quan tâm khác kể từ sau vụ 11-9. Tuy nhiên, quy mô, đường lối và các hàm ý của việc Trung Quốc xây dựng quân đội thì ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Thái Bình Dương thực chất trở thành một cái hồ của Mỹ. Với việc các lực lượng không quân và hải quân Mỹ hoạt động tại các căn cứ ở những nước thân thiện với họ như Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ có thể bảo vệ và làm cho đồng minh yên tâm, cản bước những kẻ gây hấn tiềm năng, và đảm bảo tuyến đường hàng hải an toàn cho các tàu buôn đi lại trên khắp vùng biển tây Thái Bình Dương, tiến vào Ấn Độ Dương. Các lực lượng Mỹ có thể hoạt động ở khắp mọi nơi và hoàn toàn được miễn trách.
Nhưng điều đó đã bắt đầu thay đổi. Vào giữa thập niên 1990, Trung Quốc triển khai thực thi một số việc mà các nhà hoạch định chính sách ở Lầu Năm Góc gọi là “năng lực chống xâm nhập”. Nói cách khác, thay vì cố gắng theo kịp với sức mạnh Mỹ theo kiểu máy bay đối chọi máy bay, tàu đối chọi tàu, Bắc Kinh tìm những cách hiệu quả hơn về chi phí để trung lập hóa sức mạnh Mỹ. Họ đã thiết kế số lượng lớn những chương trình tên lửa đạn đạo phi hạt nhân không tốn kém lắm nhưng có độ chính xác cao, cũng như các tên lửa hành trình phóng từ trên biển hoặc trên không. Những vũ khí này có thể phá hoại hoặc làm hỏng một số cảng biển và sân bay, nơi các lực lượng không quân và hải quân Mỹ dùng làm bước đệm để hoạt động ở Tây Thái Bình Dương; và đánh chìm chiến hạm nào chở vũ khí có thể bắn xa hàng trăm dặm ra biển, kể cả hàng không mẫu hạm của Mỹ.
Quân đội Trung Quốc cũng đã và đang thử nghiệm kỹ thuật tấn công vệ tinh và mạng máy tính của Mỹ, bổ sung thêm việc này vào kho vũ khí nhỏ của họ – kho có những tên lửa hạt nhân tầm xa, có thể bắn sang tận Mỹ.
Mặc dù khả năng đối đầu trực tiếp là thấp, nhưng Trung Quốc có vẻ đang tìm cách làm thất bại các lực lượng quân sự tiên tiến của Mỹ, để khiến Washington phải khó khăn trong việc liệu đường ứng phó.
Các hoạt động chuẩn bị đó không có nghĩa là Trung Quốc muốn gây chiến với Mỹ. Ngược lại, họ dường như chỉ muốn làm cho các nước láng giềng của mình phải khiếp sợ, đồng thời ngăn cản Washington tham gia trợ giúp những nước đó một khi xảy ra xung đột. Các quốc gia khác – không biết chắc liệu mình có thể trông cậy vào sự ủng hộ của Mỹ không, và tự bản thân không thể nào theo kịp sức mạnh Trung Quốc – có thể sẽ phải đi đến quyết định rằng họ phải dung hợp ý muốn của Trung Quốc.
Nói theo nhà tư tưởng quân sự cổ đại của Trung Quốc, Tôn Tử, thì Trung Quốc đang tiến hành các biện pháp để “không đánh mà thắng” – xác lập vị thế siêu cường thống lĩnh châu Á bằng cách bào mòn độ tín nhiệm của những người bảo đảm về an ninh cho Mỹ, làm rỗng (rút ruột) khối đồng minh của Mỹ và cuối cùng đẩy Mỹ ra khỏi khu vực.
Nếu Mỹ và các đồng minh châu Á của họ tìm cách tự phòng thủ và phối hợp nỗ lực chung, thì không có lý do gì mà họ không duy trì được một thế cân bằng quyền lực thích hợp, ngay cả khi sức mạnh của Trung Quốc có gia tăng đi nữa. Nhưng nếu họ không phản ứng lại trước việc Trung Quốc tăng cường quân sự, thì có nguy cơ là Bắc Kinh có thể tính nhầm, phung phí sức mạnh và làm tăng nguy cơ đối đầu, thậm chí xung đột vũ trang. Quả thật, cách hành xử của Trung Quốc gần đây trong những tranh chấp về tài nguyên và biên giới trên biển với Nhật Bản và các nước nhỏ hơn trong khu vực biển Hoa Nam cho thấy là điều này có thể đang bắt đầu xảy ra.
Đây là một vấn đề không thể được giải quyết đơn giản bằng đối thoại. Chính sách quân sự của Trung Quốc không phải là sản phẩm của sự hiểu nhầm; nó là một phần của một chiến lược có chủ ý mà giờ đây các quốc gia khác phải tìm cách xử trí. Mạnh thì ngăn cản được hành vi gây hấn; yếu thì sẽ kích thích thêm sự gây hấn. Bắc Kinh sẽ lên án những hành động như thế, như thế là khiêu khích, nhưng chính các hành động của Bắc Kinh mới là mối nguy cơ hiện nay đang đe dọa phá vỡ sự ổn định ở châu Á.
So với ngày trước, nhiều nước láng giềng của Trung Quốc hiện nay tỏ ra sẵn sàng phớt lờ những lời phàn nàn của Bắc Kinh hơn, và sẵn sàng tăng cường chi tiêu cho quốc phòng, hợp tác chặt chẽ hơn với nhau và với Mỹ.
Tuy nhiên, họ ít có khả năng làm những việc ấy trừ phi họ tin chắc chắn rằng Mỹ sẽ vẫn hiện diện. Washington không nhất thiết phải gánh vác cả gánh nặng duy trì thế cân bằng quyền lực ở châu Á, nhưng họ phải lãnh đạo.
Lầu Năm Góc cần đặt ưu tiên hàng đầu vào việc tìm cách đối chọi với “năng lực chống xâm nhập” đang gia tăng dần của Trung Quốc, qua đó làm giảm khả năng Trung Quốc sử dụng tới chiêu bài đó. Việc này rất tốn kém. Để biện giải được cho khoản chi tiêu cần thiết trong thời kỳ kinh tế khắc khổ, các nhà lãnh đạo của chúng ta (Mỹ) sẽ phải rõ ràng hơn khi giải thích về lợi ích quốc gia cùng những cam kết của Mỹ đối với châu Á, và thẳng thắn hơn khi mô tả những thách thức do quá trình phát triển quân sự không ngừng của Trung Quốc gây ra.
Aaron L. Friedberg là giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế ở Princeton, tác giả của cuốn “Tranh giành vị trí thống lĩnh: Trung Quốc, Mỹ và chiến lược làm chủ ở châu Á”.
Đan Thanh dịch từ The New York Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét