2011-10-13
Nổi bât trong thời sự thế giới tuần qua, có liên quan đến Việt Nam, là những chuyến đi như thoi đưa trong vùng châu Á. Chủ tịch nước Việt Nam công du Ấn Độ. Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng đi Trung Quốc. Thủ tướng Đức đến Việt Nam.Thêm vào đó, Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell cũng đi Trung Quốc sau khi ghé Băng Kốc, nơi ông trình bày chính sách ngoại giao của Mỹ trong thế kỷ 21, gọi là “Thế kỷ châu Á đối với Hoa Kỳ”.
Thực ra đây là kế hoạch tỉ mỉ của Việt Nam, chứ không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên sự sắp xếp như vậy cũng dễ hiểu. Việc Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng thống Miến Điện được Ấn Độ lần lượt mời viếng thăm và ký kết nhiều thoả ước kinh tế quan trọng là trong khuôn khổ một kế hoạch mà báo chí quốc tế gọi là kế hoạch dấn thân của New Delhi vào Đông Nam Á, đầu tiên là đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam và Miến Điện, là hai nước thân cận nhất với Trung Quốc. Hôm nay, thứ tư, là ngày Tổng thống Thein Sein đến New Delhi. theo chân chủ tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam.
Ấn Độ cần năng lượng để phát triển kinh tế, không khác gì Trung Quốc, nên phải nhắm vào dầu khí của Việt Nam và những trữ lượng khí đốt khổng lồ cùng với gỗ và nông phẩm của Miến Điện. Riêng về phía Việt Nam thì xưa nay không bao giờ muốn làm mích long Trung Quốc, dù chiến lươc quốc phòng, kinh tế, ngoại giao có hướng về đâu chăng nữa. Cho nên khi ông Trương Tấn Sang đi ký kết hợp tác với Ấn Độ, là xứ cạnh tranh với Trung Quốc ở Đông Nam Á, thì ông Nguyễn Phú Trọng phải sang Bắc Kinh để nói chuyện hoà bình. Đó là điều rất hợp lẽ trong chính sách ngoại giao của Việt Nam.
Trong khi đó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hôm nay đã ký kết bản thoả ước gọi là “Nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển” giữa hai nước. Thoả ước này tái xác định sự hợp tác chiến lược và toàn bộ trong tình thần “bốn tốt”. Sáu điểm hoà giải trong đó thì nói chung cũng là khẳng định những nguyên tắc và biện pháp giải quyết qua đàm phán hoà bình. Hai bên cũng thoả thuận giải quyết dựa trên những nguyên tắc trong Công Ước UNCLOS của Liên Hiệp Quốc. Nhin tổng quát không có gì mới, nhưng chuyến đi chính thức của một Tổng Bí Thư Việt Nam sang Trung Quốc mang ý nghĩa quan trọng ở tính cách hoà giải, tôn trọng lẫn nhau sau khi đã có xung khắc vì vấn đề hợp đồng về dầu khí với Ấn Độ.
Bên cạnh những chuyến đi con thoi vừa kể, có một chi tiết được chú ý trong chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel đến Việt Nam. Bà Merkel đến Việt Nam trong khi chỉ còn một mình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở nhà tiếp đón. Sự tiếp đón một nguyên thủ quốc gia của đại cường đứng đầu Liên Hiệp châu Âu như vậy có tương xứng không?
Trước hết chuyến thăm của bà Thủ tướng Đức đến Việt Nam phải là một chuyến đi đã được bộ ngoại giao hai nước xếp đặt trước từ lâu, không thể có sự bất ngờ nào trong đó. Thứ hai là bà Angel Merkel đến Việt Nam trong khuôn khổ một vòng công du tới nhiều nước châu Á khác, nên chỉ ở Việt Nam có hai ngày. Kế tiếp, tìm đúng người để nói chuyện kinh tế, chính trị, nhân quyền với Thủ tướng Đức tại Việt Nam thì không ai thích hợp hơn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong bộ ba lãnh đạo Việt Nam, chức vụ cao nhất về nghi thức là vị chủ tịch nước; ông Tổng Bí thư là nhân vật nắm giữ quyền hành về chính sách, nhưng thi hành chính sách và quyết định về hành pháp thì không ai có quyền lực mạnh hơn Thủ tướng chính phủ, nhất là ông Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật đang nắm giữ chức vụ này trong nhiệm kỳ thứ hai. Về mặt nghi thức thì sự nghênh tiếp bà Thủ tướng Angela Merkel có vẻ không được trọng hậu, nhưng dù sao hai nước cũng đã thoả thuận về những chi tiết như vậy, còn trên thực tế thì Thủ tướng Đức đã có dịp nói chuyện với nhân vật thích ứng nhất trong ba nhà lãnh đạo Việt Nam.
Lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Băng Kốc thì cũng là lúc vòng Thảo Luận Châu Á-Thái Bình Dương giữa Hoa kỳ và Trung Quốc vừa kết thúc tại Bắc Kinh, với kết quả 2 bên cùng cam kết mở rộng hợp tác và xây dựng ổn định cho khu vực. Trước đó tại Băng Kốc phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell đã nói tới chiến lược ngoại giao của Mỹ hiện tại và tương lại, gọi là “Thế kỷ châu Á đối với Hoa Kỳ”. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là người đề xướng chiến lược này, đã trình bày trong một bài tham luận đăng trên báo chí. Mong sẽ có dịp đề cập trên diễn đàn này.
Như thoi đưa
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Ấn Độ trong khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đi Trung Quốc. Sau khi Việt Nam và Ấn Độ xung khắc với Trung Quốc trên diễn đàn quốc tế vì vụ Ấn Độ ký hợp đồng với Việt Nam để thăm dò dầu khí ở biển Đông, mà Trung Quốc cho là xâm phạm lãnh hải của họ, thì hai nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam đi thăm hai nước.Thực ra đây là kế hoạch tỉ mỉ của Việt Nam, chứ không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên sự sắp xếp như vậy cũng dễ hiểu. Việc Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng thống Miến Điện được Ấn Độ lần lượt mời viếng thăm và ký kết nhiều thoả ước kinh tế quan trọng là trong khuôn khổ một kế hoạch mà báo chí quốc tế gọi là kế hoạch dấn thân của New Delhi vào Đông Nam Á, đầu tiên là đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam và Miến Điện, là hai nước thân cận nhất với Trung Quốc. Hôm nay, thứ tư, là ngày Tổng thống Thein Sein đến New Delhi. theo chân chủ tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam.
Ấn Độ cần năng lượng để phát triển kinh tế, không khác gì Trung Quốc, nên phải nhắm vào dầu khí của Việt Nam và những trữ lượng khí đốt khổng lồ cùng với gỗ và nông phẩm của Miến Điện. Riêng về phía Việt Nam thì xưa nay không bao giờ muốn làm mích long Trung Quốc, dù chiến lươc quốc phòng, kinh tế, ngoại giao có hướng về đâu chăng nữa. Cho nên khi ông Trương Tấn Sang đi ký kết hợp tác với Ấn Độ, là xứ cạnh tranh với Trung Quốc ở Đông Nam Á, thì ông Nguyễn Phú Trọng phải sang Bắc Kinh để nói chuyện hoà bình. Đó là điều rất hợp lẽ trong chính sách ngoại giao của Việt Nam.
Hợp tác, hòa giải
Ở Ấn Độ là chuyện hợp tác kinh tế, trong đó khai thác nhiên liệu là chính. Ở Trung Quốc là chuyện chính trị, ngoại giao, chủ quyền. Nên sự cân đo như vậy khó đưa ra kết quả chính xác. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua Ấn Độ sau khi ngoại trưởng Ấn Độ đến Việt Nam để xếp đặt với Hà Nội về chuyến đi này, lúc đó vừa nổ ra xung khắc ngoại giao giữa Trung Quốc với Việt Nam vì hợp đồng thăm dò mà Việt Nam ký với Ấn Độ. Cho nên chuyến thăm của chủ tịch Việt Nam sang Ấn Độ là bước khởi đầu của một sự liên kết quan trọng có thể nói là chắc chắn sẽ phát triển mạnh sau này, bao gồm cả những vấn đề quân sự đã được nói tới trước đây, như cung cấp quân trang, quân dụng, huấn luyện tác chiến trên biển…Trong khi đó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hôm nay đã ký kết bản thoả ước gọi là “Nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển” giữa hai nước. Thoả ước này tái xác định sự hợp tác chiến lược và toàn bộ trong tình thần “bốn tốt”. Sáu điểm hoà giải trong đó thì nói chung cũng là khẳng định những nguyên tắc và biện pháp giải quyết qua đàm phán hoà bình. Hai bên cũng thoả thuận giải quyết dựa trên những nguyên tắc trong Công Ước UNCLOS của Liên Hiệp Quốc. Nhin tổng quát không có gì mới, nhưng chuyến đi chính thức của một Tổng Bí Thư Việt Nam sang Trung Quốc mang ý nghĩa quan trọng ở tính cách hoà giải, tôn trọng lẫn nhau sau khi đã có xung khắc vì vấn đề hợp đồng về dầu khí với Ấn Độ.
Bên cạnh những chuyến đi con thoi vừa kể, có một chi tiết được chú ý trong chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel đến Việt Nam. Bà Merkel đến Việt Nam trong khi chỉ còn một mình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở nhà tiếp đón. Sự tiếp đón một nguyên thủ quốc gia của đại cường đứng đầu Liên Hiệp châu Âu như vậy có tương xứng không?
Trước hết chuyến thăm của bà Thủ tướng Đức đến Việt Nam phải là một chuyến đi đã được bộ ngoại giao hai nước xếp đặt trước từ lâu, không thể có sự bất ngờ nào trong đó. Thứ hai là bà Angel Merkel đến Việt Nam trong khuôn khổ một vòng công du tới nhiều nước châu Á khác, nên chỉ ở Việt Nam có hai ngày. Kế tiếp, tìm đúng người để nói chuyện kinh tế, chính trị, nhân quyền với Thủ tướng Đức tại Việt Nam thì không ai thích hợp hơn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong bộ ba lãnh đạo Việt Nam, chức vụ cao nhất về nghi thức là vị chủ tịch nước; ông Tổng Bí thư là nhân vật nắm giữ quyền hành về chính sách, nhưng thi hành chính sách và quyết định về hành pháp thì không ai có quyền lực mạnh hơn Thủ tướng chính phủ, nhất là ông Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật đang nắm giữ chức vụ này trong nhiệm kỳ thứ hai. Về mặt nghi thức thì sự nghênh tiếp bà Thủ tướng Angela Merkel có vẻ không được trọng hậu, nhưng dù sao hai nước cũng đã thoả thuận về những chi tiết như vậy, còn trên thực tế thì Thủ tướng Đức đã có dịp nói chuyện với nhân vật thích ứng nhất trong ba nhà lãnh đạo Việt Nam.
Lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Băng Kốc thì cũng là lúc vòng Thảo Luận Châu Á-Thái Bình Dương giữa Hoa kỳ và Trung Quốc vừa kết thúc tại Bắc Kinh, với kết quả 2 bên cùng cam kết mở rộng hợp tác và xây dựng ổn định cho khu vực. Trước đó tại Băng Kốc phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell đã nói tới chiến lược ngoại giao của Mỹ hiện tại và tương lại, gọi là “Thế kỷ châu Á đối với Hoa Kỳ”. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là người đề xướng chiến lược này, đã trình bày trong một bài tham luận đăng trên báo chí. Mong sẽ có dịp đề cập trên diễn đàn này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét