Rất nhiều chuyện tiêu cực, cắt xén khẩu phần ăn của trẻ chỉ được phanh phui khi chính cán bộ, giáo viên nhà trường lên tiếng.
Giá gấp đôi, nghèo dinh dưỡng
Trong đơn thư gửi Báo Thanh Niên từ cuối năm 2010 đến nay, ông Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng trường Trung học dân lập Lomonoxop (Hà Nội) đã lên tiếng tố cáo hội đồng quản trị nhà trường sử dụng tùy tiện và phung phí, gây thất thoát một khoản lớn tiền thu của học sinh để phục vụ nấu ăn bán trú, trong đó riêng khoản dùng để mua thực phẩm đã vài trăm triệu đồng/tháng.
Theo những chứng từ ông Dũng đưa ra, tiền mua thực phẩm thường xuyên được duyệt chi cao, thậm chí gấp đôi so với giá cả thị trường.
Bảng so sánh giá duyệt mua thực phẩm và giá thị trường do ông Dũng lập ở thời điểm năm học 2008-2009 cho thấy, nhiều mặt hàng thực phẩm trong bảng giá mà nhà trường duyệt mua đều được "nâng" chênh lệch rất cao so với giá mà nhà cung cấp chào hàng. Ví dụ, giá các loại rau đều tăng so với thực tế thấp nhất là 125%, cao nhất lên tới 400%, đùi gà công nghiệp được "mua" trong sổ sách tăng hơn 180% so với giá thị trường...
Đến năm học 2009-2010, khi hội đồng quản trị quyết định không tự tổ chức nấu ăn cho học sinh nữa mà thuê công ty thì không những mức tiền ăn đã tăng lên hàng chục nghìn đồng/suất mà chất lượng bữa ăn còn ở mức báo động.
Trước sự đấu tranh của ban giám hiệu, hội đồng quản trị cũng nhận thấy chất lượng bữa ăn đáng báo động và cho phép bếp ăn của nhà trường hoạt động trở lại trong năm học vừa qua.
Một trường hợp khác là trường Tiểu học Quang Trung (Q.Đống Đa, Hà Nội) năm học trước, một giáo viên vì quá bức xúc trước việc nhà trường bỏ bếp ăn để lấy chỗ cho công ty ngoại ngữ thuê làm văn phòng, đặt suất ăn của một công ty với chất lượng quá kém, đã công khai viết đơn gửi các cơ quan chức năng và báo chí, trong đó có Thanh Niên.
Qua tìm hiểu, cả giáo viên và phụ huynh của trường này đều nhận định: suất cơm rất nghèo nàn về dinh dưỡng, có bữa suất ăn học sinh chỉ có ít bún với lèo tèo mấy miếng thịt. Những ngày thời tiết nóng, cơm canh còn bị bốc mùi vì hầu hết đều được chế biến từ sáng sớm. Còn mùa đông, cơm canh lạnh tanh, nguội ngắt, các em không thể ăn nổi. Không ít lần, các em ở đây bị đói do ô tô chở cơm đến quá muộn.
Cùng với nhiều tiêu cực khác, cơ quan chức năng đã thuyên chuyển hiệu trưởng và thay thế một hiệu trưởng khác.
Mới đây nhất là vụ kiện của tập thể cán bộ, nhân viên trường Tiểu học Quảng An (Q.Tây Hồ, Hà Nội). Đơn kiến nghị của cô giáo Đinh Hồng Phương, Phó chủ tịch Công đoàn nhà trường, có ghi: “Nhân viên nhà bếp đã phản ánh rằng, khi nhận thực phẩm nấu ăn cho học sinh, nhiều hôm thịt gà, thịt xay và cá bốc mùi. Chúng tôi phải nấu cho các con bằng dầu đông lạnh, không biết chia suất ăn thế nào vì không đủ định lượng”. Đợt kiểm tra vào tháng 3.2011 của ban thanh tra nhà trường đã phát hiện có sự chênh lệch giữa giá trị thực và đơn giá trong thực đơn, trung bình mỗi học sinh bị ăn bớt khoảng 500 đồng/bữa. “Tổng số học sinh bán trú của trường là 795 nhưng thực phẩm chỉ cấp đủ để chia cho trên dưới 700 học sinh/ngày”. Hiện nay, các cơ quan chức năng đã vào cuộc để điều tra vụ việc mà tập thể cán bộ, giáo viên phản ánh.
Kém chất lượng vì phải trích hoa hồng
Một người từng làm việc trong một công ty cung cấp suất ăn cho một số trường tiểu học thừa nhận: “Rất hiếm suất ăn của các cháu có giá trị bằng số tiền phụ huynh nộp vào. Chúng tôi, các nhà cung cấp suất ăn cũng phải cạnh tranh khốc liệt về mức phần trăm hoa hồng chi cho hiệu trưởng. Nhà cung cấp nào chi nhiều hoa hồng hơn sẽ được hiệu trưởng hoặc phòng giáo dục lựa chọn. Nhiều khi chỉ chênh nhau 500 đồng/suất ăn đã mất mối rồi. Vì thế chúng tôi phải chi tối đa mức có thể cho hiệu trưởng thì mới bán được hàng”. Người này nói thêm: “Khi phải trích hoa hồng cho hiệu trưởng, chúng tôi đành cắt bớt khẩu phần mỗi suất vì để tồn tại được chúng tôi vẫn ăn lãi 2.000 đồng/suất. Có vị hiệu trưởng một trường công lập tiếng tăm không chấp nhận việc chúng tôi chi “hoa hồng” mỗi suất ăn là 2.500 đồng và nói thẳng: Nếu không trích được 5.000 đồng thì chuyển sang nhà cung cấp khác”…
Tuy nhiên, theo nguồn tin trên, không phải tất cả hiệu trưởng đều đòi hoa hồng. Có người không hề đòi, công ty chỉ giữ quan hệ bằng việc quà cáp vào các dịp lễ tết.
Còn nhân viên làm việc ở một công ty cung cấp suất ăn cho 22 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội, trong đó có các trường mà rất nhiều phụ huynh ao ước gửi con vào, cho biết: “Công ty có gần 100 công nhân, chủ yếu là lao động chui, và họ được ăn ở bếp bằng chính số thức ăn của các cháu. Công ty quản lý tới 22 trường nên không thể kiểm soát được dịch vụ cung cấp mà chỉ chăm chú vào việc “chăm sóc” ban giám hiệu của các trường”.
Một phụ huynh có con học tại một trường tiểu học ở Q.Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Mấy lần đến trường vào giờ các con ăn trưa để xem việc ăn uống có đảm bảo hay không mới thấy thật xót xa. Bữa nào cũng có vỏn vẹn một ít thịt băm, thêm một chút đậu hoặc miếng cá tẩm bột rán, canh lõng bõng nước”.
Giá gấp đôi, nghèo dinh dưỡng
Trong đơn thư gửi Báo Thanh Niên từ cuối năm 2010 đến nay, ông Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng trường Trung học dân lập Lomonoxop (Hà Nội) đã lên tiếng tố cáo hội đồng quản trị nhà trường sử dụng tùy tiện và phung phí, gây thất thoát một khoản lớn tiền thu của học sinh để phục vụ nấu ăn bán trú, trong đó riêng khoản dùng để mua thực phẩm đã vài trăm triệu đồng/tháng.
Theo những chứng từ ông Dũng đưa ra, tiền mua thực phẩm thường xuyên được duyệt chi cao, thậm chí gấp đôi so với giá cả thị trường.
Bảng so sánh giá duyệt mua thực phẩm và giá thị trường do ông Dũng lập ở thời điểm năm học 2008-2009 cho thấy, nhiều mặt hàng thực phẩm trong bảng giá mà nhà trường duyệt mua đều được "nâng" chênh lệch rất cao so với giá mà nhà cung cấp chào hàng. Ví dụ, giá các loại rau đều tăng so với thực tế thấp nhất là 125%, cao nhất lên tới 400%, đùi gà công nghiệp được "mua" trong sổ sách tăng hơn 180% so với giá thị trường...
Đến năm học 2009-2010, khi hội đồng quản trị quyết định không tự tổ chức nấu ăn cho học sinh nữa mà thuê công ty thì không những mức tiền ăn đã tăng lên hàng chục nghìn đồng/suất mà chất lượng bữa ăn còn ở mức báo động.
Trước sự đấu tranh của ban giám hiệu, hội đồng quản trị cũng nhận thấy chất lượng bữa ăn đáng báo động và cho phép bếp ăn của nhà trường hoạt động trở lại trong năm học vừa qua.
Một trường hợp khác là trường Tiểu học Quang Trung (Q.Đống Đa, Hà Nội) năm học trước, một giáo viên vì quá bức xúc trước việc nhà trường bỏ bếp ăn để lấy chỗ cho công ty ngoại ngữ thuê làm văn phòng, đặt suất ăn của một công ty với chất lượng quá kém, đã công khai viết đơn gửi các cơ quan chức năng và báo chí, trong đó có Thanh Niên.
Qua tìm hiểu, cả giáo viên và phụ huynh của trường này đều nhận định: suất cơm rất nghèo nàn về dinh dưỡng, có bữa suất ăn học sinh chỉ có ít bún với lèo tèo mấy miếng thịt. Những ngày thời tiết nóng, cơm canh còn bị bốc mùi vì hầu hết đều được chế biến từ sáng sớm. Còn mùa đông, cơm canh lạnh tanh, nguội ngắt, các em không thể ăn nổi. Không ít lần, các em ở đây bị đói do ô tô chở cơm đến quá muộn.
Cùng với nhiều tiêu cực khác, cơ quan chức năng đã thuyên chuyển hiệu trưởng và thay thế một hiệu trưởng khác.
Mới đây nhất là vụ kiện của tập thể cán bộ, nhân viên trường Tiểu học Quảng An (Q.Tây Hồ, Hà Nội). Đơn kiến nghị của cô giáo Đinh Hồng Phương, Phó chủ tịch Công đoàn nhà trường, có ghi: “Nhân viên nhà bếp đã phản ánh rằng, khi nhận thực phẩm nấu ăn cho học sinh, nhiều hôm thịt gà, thịt xay và cá bốc mùi. Chúng tôi phải nấu cho các con bằng dầu đông lạnh, không biết chia suất ăn thế nào vì không đủ định lượng”. Đợt kiểm tra vào tháng 3.2011 của ban thanh tra nhà trường đã phát hiện có sự chênh lệch giữa giá trị thực và đơn giá trong thực đơn, trung bình mỗi học sinh bị ăn bớt khoảng 500 đồng/bữa. “Tổng số học sinh bán trú của trường là 795 nhưng thực phẩm chỉ cấp đủ để chia cho trên dưới 700 học sinh/ngày”. Hiện nay, các cơ quan chức năng đã vào cuộc để điều tra vụ việc mà tập thể cán bộ, giáo viên phản ánh.
Kém chất lượng vì phải trích hoa hồng
Một người từng làm việc trong một công ty cung cấp suất ăn cho một số trường tiểu học thừa nhận: “Rất hiếm suất ăn của các cháu có giá trị bằng số tiền phụ huynh nộp vào. Chúng tôi, các nhà cung cấp suất ăn cũng phải cạnh tranh khốc liệt về mức phần trăm hoa hồng chi cho hiệu trưởng. Nhà cung cấp nào chi nhiều hoa hồng hơn sẽ được hiệu trưởng hoặc phòng giáo dục lựa chọn. Nhiều khi chỉ chênh nhau 500 đồng/suất ăn đã mất mối rồi. Vì thế chúng tôi phải chi tối đa mức có thể cho hiệu trưởng thì mới bán được hàng”. Người này nói thêm: “Khi phải trích hoa hồng cho hiệu trưởng, chúng tôi đành cắt bớt khẩu phần mỗi suất vì để tồn tại được chúng tôi vẫn ăn lãi 2.000 đồng/suất. Có vị hiệu trưởng một trường công lập tiếng tăm không chấp nhận việc chúng tôi chi “hoa hồng” mỗi suất ăn là 2.500 đồng và nói thẳng: Nếu không trích được 5.000 đồng thì chuyển sang nhà cung cấp khác”…
Tuy nhiên, theo nguồn tin trên, không phải tất cả hiệu trưởng đều đòi hoa hồng. Có người không hề đòi, công ty chỉ giữ quan hệ bằng việc quà cáp vào các dịp lễ tết.
Còn nhân viên làm việc ở một công ty cung cấp suất ăn cho 22 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội, trong đó có các trường mà rất nhiều phụ huynh ao ước gửi con vào, cho biết: “Công ty có gần 100 công nhân, chủ yếu là lao động chui, và họ được ăn ở bếp bằng chính số thức ăn của các cháu. Công ty quản lý tới 22 trường nên không thể kiểm soát được dịch vụ cung cấp mà chỉ chăm chú vào việc “chăm sóc” ban giám hiệu của các trường”.
Một phụ huynh có con học tại một trường tiểu học ở Q.Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Mấy lần đến trường vào giờ các con ăn trưa để xem việc ăn uống có đảm bảo hay không mới thấy thật xót xa. Bữa nào cũng có vỏn vẹn một ít thịt băm, thêm một chút đậu hoặc miếng cá tẩm bột rán, canh lõng bõng nước”.
Tuệ Nguyễn
-------------------------------------------------
Nhiệm vụ trường tiểu học không phải là nuôi dưỡng trẻ!
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng GD tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội nói: “Nhiệm vụ của trường tiểu học là dạy kiến thức, kỹ năng sống... chứ không phải là nuôi dưỡng trẻ như ở trường mầm non. Do nhu cầu bán trú của phụ huynh rất lớn nên mặc dù không có quy định nào yêu cầu các trường phải tổ chức bữa ăn cho trẻ nhưng các trường vẫn làm trên cơ sở tự nguyện của phụ huynh. Chúng tôi cũng khuyến khích các trường đặt bữa ăn công nghiệp ở các công ty có uy tín, chất lượng cho trẻ vì tổ chức bếp ăn trong trường tiểu học cũng nhiều cái bất tiện. Đặc biệt, đối với những trường có diện tích chật chội, không có khu vực bếp ăn riêng biệt thì việc nấu ăn trong trường rất khó đảm bảo an toàn vệ sinh. Đó là chưa kể, trong môi trường sư phạm, các em đang học mà mùi chế biến thức ăn ngào ngạt khắp nơi sẽ khiến các em khó tập trung học bài”.
Nhiệm vụ trường tiểu học không phải là nuôi dưỡng trẻ!
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng GD tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội nói: “Nhiệm vụ của trường tiểu học là dạy kiến thức, kỹ năng sống... chứ không phải là nuôi dưỡng trẻ như ở trường mầm non. Do nhu cầu bán trú của phụ huynh rất lớn nên mặc dù không có quy định nào yêu cầu các trường phải tổ chức bữa ăn cho trẻ nhưng các trường vẫn làm trên cơ sở tự nguyện của phụ huynh. Chúng tôi cũng khuyến khích các trường đặt bữa ăn công nghiệp ở các công ty có uy tín, chất lượng cho trẻ vì tổ chức bếp ăn trong trường tiểu học cũng nhiều cái bất tiện. Đặc biệt, đối với những trường có diện tích chật chội, không có khu vực bếp ăn riêng biệt thì việc nấu ăn trong trường rất khó đảm bảo an toàn vệ sinh. Đó là chưa kể, trong môi trường sư phạm, các em đang học mà mùi chế biến thức ăn ngào ngạt khắp nơi sẽ khiến các em khó tập trung học bài”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét