Trang

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Hiểu và gọi thế nào cho đúng? Phải gọi là “kẻ khủng bố” hay là “khủng bố viên”

Hiểu và gọi thế nào cho đúng? Phải gọi là “kẻ khủng bố” hay  là “khủng bố viên”
Trong loạt bài “một kỳ” nhưng loan, phát liên tục, nhiều lần những ngày gần đây nhắm tới vụ việc Giáo Xứ Thái Hà, hệ thống truyền thông Hà Nội thường sử dụng các danh từ: “quần chúng tự phát” “quần chúng bức xúc” “nhân dân bức xúc”… khi nói về một nhóm người ô hợp gìà có, trẻ có, đàn ông có, đàn bà có…xông vào Nhà Thờ chửi bới, xúc xiểm, phá phách tài sản, đánh đuổi Linh Mục, Tu Sĩ… khiến nhiều người khó hiểu, đặt câu hỏi: họ là ai? là loại gì?
Truy nguyên về trước, ta thấy cái gọi là “quần chúng tự phát” được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng dùng từ khoảng 3 năm  trước đây để mô tả, để nói về một đám con nghiện (được đưa tới từ một trại cai nghiện ) bao vây nhà thờ Thái Hà hò hét  đập phá cửa, đòi đánh, đòi giết các Linh Mục Tu Sĩ, vấy bẩn lên tượng thánh Linh thiêng.
Và cũng chính nhóm con nghiện này được bổ sung thêm những thanh niên mặc “áo xanh tình nguyện” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, và một số ăn mặc bán quân nhân (xưng là  cựu chiến binh) đêm đêm bao vây Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội… gào thét , đòi giết Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, một lãnh đạo Công Giáo đầy uy tín, đức độ.
Chiết tự cụm từ “quần chúng tự phát” ta thấy:
-  Từ “quần chúng” hiểu như hôm nay được định hình từ khi xuất hiện đảng cộng sản… khi đảng cộng sản  phân biệt và gọi tất cả những thành phần xã hội khác không phải mình là “quần chúng”. Nghĩa là: “đảng viên” thì không  là “quần chúng”, và ngược lại “quần chúng” thì không là “đảng viên”. Như vậy “quần chúng” hay “đảng viên”  chỉ là  tập hợp xã hội.
Nguyễn Thị Lý, Phó chủ tịch hội phụ nữ phường Quang Trung, Tổ trưởng dân phố đang gào thét, chửi bới trong Nhà thờ Thái Hà chiều 3/11/2011
- Cũng vậy “tự phát”  cũng  có nguồn gốc  như trên, liên quan đến đảng cộng sản để chỉ quá trình nhận thức từ “tự phát” đến “tự giác”. “Tự phát” đươc hiểu trong tương quan với “tự giác” (như khi nói tới phong trào của giai cấp công nhân Việt Nam phát triển từ tự phát đến tựu giác). Tức là từ phản ứng tự nhiên không có đảng lãng đạo đến hoạt động theo sự  Lãnh đạo của Đảng.
Như vậy cách đặt tên, cách phân biệt kiểu “quần chúng tự phát”… tạo ra công thức  : tập hợp xã hội  + nhận thức. Nếu theo công thức này thì đám con nghiện kết hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cựu chiến binh… bao vây các cơ sở Tôn Giáo, đòi đánh giêt các tu sĩ, các phẩm bậc đạo đức của Tôn Giáo…  hành động trái với đạo đức, trái quy định pháp luật, khi hoàn thành nhiệm vụ được tiền bồi dưỡng… không thể là “quần chúng tự phát” được, bởi “quần chúng” (tức là không phải đảng viên) còn là những nhân sĩ, trí thức, chuyên gia, những tín hữu, những phẩm bậc đức cao vọng trọng trong  các tôn giáo, và tuyệt đại đa số người dân làm ăn sinh sống lương thiện…
Hơn nữa nếu gọi một phần tử trong tập hợp theo cách này cũng không xác định hay mô tả  đúng được, ở trường hợp này chẳng lẽ lại gọi một phần tử trong đó là “ngươì tự phát” hay “tự phát viên”?
Vậy phải hiểu thế nào cho đúng? gọi thế nào cho đúng?
Trở lại với vụ việc ngày 3/11 vừ qua, một nhóm người gồm: lưu manh, côn đồ kết hợp với các cán bộ cơ sở (cán bộ mặt trận, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh…) an ninh, phóng viên chuyên nghiệp… dưới sự bọc lót, bảo vệ của cảnh sát trật tự , mà hầu hết họ phải là “đảng viên” thì không thể là “quần chúng” được. Thêm nữa họ tập trung tại UBND Phường, nhận nhiệm vụ, xông vào nhà thờ gây gổ chửi bới, đánh đập phá phách rồi rút chạy về UBND Phường, nhận bồi dưỡng… càng không thể là “tự phát”.
Chính vì những bất hợp lý về cách “gọi tên” nêu trên mà cả hệ thống truyền thông Hà Nội trở nên lúng túng, lẫn lộn. Lúc đầu thì gọi là “quần chúng tự phát” sau lại gọi là “quần chúng bức xúc” rồi “nhân dân bức xúc”.
Gọi là “quần chúng bức xúc” hay “nhân dân bức xúc” càng không đúng , bởi “bức xúc” là trạng thái “tâm lý, tình cảm”, không phải là “nhận thức”, vả lại đám người này với thành phần đa số là “đảng viên”, gộp lại thành một “hệ thống chính trị” thì không thể là “quần chúng” hay “nhân dân” được.
Theo công thức: tập hợp xã hội + nhận thức thì đám người xông vào nhà thờ Thái Hà ngày 3/11  phải được gọi là “hệ thống chính trị tự phát”, tuy nhiên như đã đề cập, công thức này sẽ không đúng khi xác định phần tử trong tập hợp, ở đây sẽ vẫn là “tự phát viên” “người tự phát”
Vậy phải hiểu thế nào cho đúng? gọi thế nào cho đúng?
Hãy xem cách hiểu, cách gọi nôm na “những người cổ động” cho một đội bóng, hay một “SAO” nào đó, ta thấy “những người” là tập hợp được xác định bởi  hành vi “cổ động”. Và khi cần xác định một phần tử trong tập hợp cũng thuận tiện và hợp lý trên cơ sở của “hành vi” cụ  thể  là :“cổ động viên”. Có thể tạm xác định công thức này là: tập hợp +  hành vi.
Thử áp dụng công thức tập hợp + hành vi sang một trường hợp khác là mấy tháng qua, những người yêu nước biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc tại Đại Sứ Quán Trung Quốc và quanh Hồ Gươm được nhân dân yêu mến gọi là “những người yêu nước”, “những người biểu tình”. Khi xác định một người trong số họ, nhiều bloge, nhiều tác giả đã gọi là “biểu tình viên” hoặc “người biểu tình yêu nước”, “người yêu nước”
Trường hợp cụ thể tại Nhà Thờ Thái Hà ngày 3/11, tác giả Hồ học-Trần Trung Luận trong bài Giới chức Hà Nội khủng bố cưỡng chiếm tu viện Thái Hà: Trả giá đắt và những hệ lụy nhãn tiền đã gọi sự kiện này là “khủng bố”. Áp dụng công thức: tập hợp+ hành vi thì đám người xông vào nhà thờ sẽ được xác định đúng nhất, rõ nhất là “ những kẻ khủng bố”, “đám khủng bố”.
Thiết nghĩ, hệ thống truyền thông Hà Nội, các bloge, các tác giả  nên thống nhất sử dụng công thức này, thế thì một kẻ trong “đám khủng bố” tại Nhà Thờ Thái Hà sẽ phải được gọi là”kẻ khủng bố” hay là”khủng bố viên”.
Ngay khi bài này viết xong, chuẩn bị gửi đi thì mạng Nữ Vương Công Lý lại đưa tin: “Tin khẩn: Hà Nội cho Tổ trưởng dân phố đến nhà gây sự để bắt giáo dân Thái Hà”. Vậy cần phải diễn tả sự việc này như sau: Hồi 7h30, một nhóm khủng bố đã bất ngờ bao vây, khủng bố và bắt đi ông Lui Vũ Quốc Dũng mới đúng.
Tô Lâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét