Trang

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

UBND Quận Đống Đa cũng dốt luật pháp hay cố tình lập lờ đánh lộn con đen lừa bịp dư luận?


Ủy Ban Nhân dân Quận Đống Đa nên nhớ rằng, Nghị định 73/2010 NĐ-CP này ra cùng ngày 12/7/2010, nhưng nội dung hoàn toàn không phải là Nghị Định 75/2010 NĐ-CP… Và như thế, văn bản quyết định này vô giá trị pháp luật, nó chỉ có giá trị để lừa bịp dư luận, dân chúng mà thôi
UBND Quận Đống Đa cũng dốt luật pháp hay cố tình lập lờ đánh lộn con đen lừa bịp dư luận?
Ngày hôm nay, các báo nhà nước đều đua nhau đưa tin rằng UBND Quận Đống Đa ban hành quyết định xử phạt linh mục Nguyễn Văn Phượng, chính xứ Thái Hà “vì hành vi vi phạm trật tự công cộng quy định tại điểm p, khoản 3, Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội”.

Không biết cái quyết định của UBND Quận Đống Đa này có ai ký hay không? Hay học cái Thông báo không người ký và đóng dấu treo của UBND Thành phố Hà Nội và cứ thế thi hành?
Tờ Biên bản ghi "vi phạm khoản 4, điều 27 Nghị định 75/2010 NĐ-CP ngày 12/7/2010" nhưng quyết định là "điểm p, khoản 3, Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010"

Điều nực cười nhất là UBND Quận Đống Đa, với 1 Chủ tịch và một đàn 4 Phó Chủ tịch mà không hiểu biết luật pháp. Không hiểu các ông này căn cứ vào đâu để phạt linh mục Nguyễn Văn Phượng, chính xứ Giáo xứ Thái Hà “vì hành vi vi phạm trật tự công cộng quy định tại điểm p, khoản 3, Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội”?

Trong buổi kéo đoàn kéo lũ đến Nhà thờ Thái Hà ngày 26/10/2011 của Thanh tra Sở Văn Hóa Hà Nội, cái biên bản lập ra không có đại diện nhà thờ ký rồi để lại, thì nội dung là “Tạo dựng biển quảng cáo bằng đèn điện tử trên tầng 7 nhà thờ…” theo Pháp lệnh Quảng Cáo.

Tờ biên bản này lập tức đã bị Nhà thờ Thái Hà bẻ gãy luận cứ kết tội vi phạm việc lắp dựng biển Quảng cáo bằng văn bản. Ở đây, Nhà thờ không hề quảng cáo, không hề có điều khoản, nội dung nào có thể xếp vào hạng mục Quảng cáo trong bản đèn điện tử trên nóc nhà 7 tầng Dòng Chúa Cứu thế.

Ở đó chỉ có một bảng điện tử nói lên ý nguyện: “Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại Tu viện đang mượn làm bệnh viện Đống Đa cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và trả lại Hồ Ba Giang cho Giáo xứ Thái Hà”. Trong khi Pháp lệnh Quảng cáo nêu rõ định nghĩa thế nào là quảng cáo, nhưng Thanh tra Sở Văn Hóa cũng không thuộc để đến nỗi lập biên bản nhầm cả nội dung.

Chính vì không vi phạm Luật (Pháp lênh Quảng Cáo) nên Nhà thờ Thái Hà cũng chẳng phải chịu trách nhiệm gì với cái Nghị định 75/2010 NĐ-CP nào cả. Thế mới hiểu rằng ngay Sở Văn Hóa Hà Nội cũng không hiểu Luật.

Cứ tưởng chỉ mỗi Thanh Tra Sở Văn Hóa mới dốt về Luật, không hiểu được ý nghĩa từ ngữ nên mới bé cái nhầm mà sinh ra cái biên bản trái pháp luật như vậy.

Nhưng đến cái  Quyết định xử phạt của UBND Quận Đống Đa báo chí đưa trên thì người ta té ngửa là không chỉ có Thanh tra Sở Văn Hóa mới dốt nát, mà Quận Đống Đa còn dốt hơn.

Chắc rằng ai cũng hiểu điều đơn giản nhất là muốn có một quyết định xử phạt, phải có căn cứ để ra quyết định là hành vi vi phạm pháp luật của đương sự. Ít nhất là một tờ Biên bản vi phạm. Thế nhưng ở đây, UBND Quận Đống Đa hoàn toàn không có căn cứ để ra quyết định quái gở đó.

Nếu UBND Quận Đống Đa ra quyết định xử phạt mà không có biên bản vi phạm được lập làm cơ sở, thì đó là việc vi phạm quy định của pháp luật. Bởi nếu không có hành vi vi phạm, thì việc ra quyết định là việc làm trái pháp luật, lộng quyền và lộng hành.

Như đã nói ở trên, tờ Biên bản do Thanh tra Sở Văn Hóa lập mà TTXVN đưa tin, đã không có giá trị pháp luật vì không đúng nội dung. Có thể cho rằng vì lúng túng, nên cán bộ Thanh tra Sở Văn Hóa không thuộc nội dung bản Pháp lệnh cần trích dẫn nên đã sai. Nhưng với cả cái UBND Quận Đống Đa bao nhiêu con người, chiếm bao nơi làm việc và với năm ngày sau mà vẫn căn cứ cái biên bản vô giá trị đó để ra quyết định thì còn dốt hơn.

Cũng nếu căn cứ tờ Biên bản đó để ra quyết định, UBND Quận Đống Đa nếu không do dốt, thì cũng đã tỏ rõ bản chất của mình là luôn lập lờ đánh lận con đen nhằm lừa bịp dư luận mà bất chấp luật pháp quy định.

Bởi chưng, điều hài hước nhất là chỗ này:

Tờ Biên bản mà Thanh tra Sở Văn Hóa sau cho rằng đã vi phạm Pháp lệnh về Quảng cáo thì ghi rằng: Các hành vi trên đã vi phạm khoản 4, điều 27 Nghị định 75/2010 NĐ-CP ngày 12/7/2010. Nghị định này của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa” và khoản này là “Lợi dụng Quảng cáo”… Còn cái Quyết định của UBND Quận Đống Đa thì lại “vì hành vi vi phạm trật tự công cộng quy định tại điểm p, khoản 3, Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội”.

Nếu UBND Quận Đống Đa căn cứ cái Biên bản của Sở Văn Hóa nêu trên để ra quyết định, thì tờ Biên bản đó có hành vi vi phạm ở khoản 4, điều 27 Nghị định 75/2010 NĐ-CP ngày 12/7/2010 chứ không phải, khoản 3, Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 như Quyết định đã ghi.

Ủy Ban Nhân dân Quận Đống Đa nên nhớ rằng, Nghị định 73/2010 NĐ-CP này ra cùng ngày 12/7/2010, nhưng nội dung hoàn toàn không phải là Nghị Định 75/2010 NĐ-CP. Nghị định 73/2010 NĐ-CP  là Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội. Ở đây, Nhà thờ Thái Hà hoàn toàn không vi phạm điều nào trong cái Pháp lệnh hoặc luật nào về trật tự và an toàn xã hội để bị chế tài bởi Nghị định này.

Chỉ riêng việc biên bản lập một đằng, quyết định căn cứ một nẻo, đã nói lên bản chất sự việc ở đây là gì? Đằng sau đó chứa ẩn điều gì khiến nhà cầm quyền Hà Nội lúng túng và muốn che đậy? Dàn báo chí nhà nước ngậm tăm không dám hé môi?

Điều dễ thấy sự hèn hạ ở đây của tờ Quyết định và báo chí nhà nước là không dám trích dẫn nguyên văn câu nói của Thái Hà ra trên báo chí, vì chỉ cần trích dẫn nguyên văn câu nói trên, thì tất cả sự thật đã được phơi bày trong đó. Nhiều người dân, sau khi nghe Truyền hình, báo chí nói đã đến tận nơi chứng kiến tấm bảng trên và ra về với sự thất vọng ê chề và cái lắc đầu ngán ngẩm.

Ở đây, Nhà thờ Thái Hà chỉ có một câu nói nêu lên nguyện vọng và đề nghị, yêu cầu của mình mà thôi, hoàn toàn không có bất cứ yếu tố nào để kết luận rằng: “viết, tán phát, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân” như cái Quyết định kia kết luận.

Rõ ràng, ở đây Ủy ban nhân dân Quận Đống Đa không có bất cứ cơ sở, văn bản nào để làm căn cứ ra quyết định này. Và như thế, văn bản quyết định này vô giá trị pháp luật, nó chỉ có giá trị để lừa bịp dư luận, dân chúng mà thôi.

Cũng cần phải nói cho công bằng rằng, ở câu: “Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại Tu viện đang mượn làm bệnh viện Đống Đa cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và trả lại Hồ Ba Giang cho Giáo xứ Thái Hà” được nêu trong bảng đèn điện tử trên nóc nhà 7 tầng của Giáo xứ Thái Hà thì không có yếu tố “có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo” vì nguyện vọng đó là sự thật, yêu cầu đó là thực tế, bằng chứng là Nhà thờ Thái Hà đã có đơn yêu cầu trả lại Tu viện của họ.

Nhưng phải công nhận rằng, ở câu nói đó có yếu tố “ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân”. Tổ chức ở đây là Nhà cầm quyền Hà Nội, vốn chẳng thích thú gì cái chuyện cả thiên hạ biết mình đã có hành động “mượn” rồi không muốn trả, muốn lấp liếm đi việc chiếm đoạt của người khác bằng những trò không đàng hoàng, minh bạch, nhất là đấy là một cơ sở tôn giáo mà nhà nước CSVN luôn luôn rêu rao là ở đó có tự do tín ngưỡng và Hiến pháp, pháp luật luôn ghi rõ: “Những nơi thờ tự của các Tín ngưỡng được luật pháp bảo hộ”. (Điều 70, Hiến pháp 1992).

Nói chung đó là cách hành xử chỉ có ở thế giới mọi rợ mà không thể có trong thế giới văn minh.

Chính vì vậy mà khi câu trên được trưng ra trước mặt thiên hạ, trước mọi người dân Thủ đô ngàn năm thanh lịch, văn hiến thì chuyện ảnh hưởng đến uy tín là đương nhiên. Vấn đề là ở đây quy luật nhân – quả, gieo gió, thì ắt phải chấp nhận gặt bão mà thôi.

Qua cái quyết định ngày hôm nay của UBND Quận Đống Đa, người ta lần nữa nhìn thấy bản chất không thay đổi của những cơ quan này. Họ bất chấp luật pháp, bất chấp lương tâm để đạt được mọi mục đích, dù đó là mục đích bẩn thỉu và bất nhân.

Và với cách nhìn nhận, cách hành động như thế, thì đừng trách chi việc “ảnh hưởng đến uy tín” vì điều đơn giản nhất là làm gì có uy tín mà sợ bị ảnh hưởng. Uy tín không thể có từ những việc bất nhân, mất công bằng và cướp đoạt mà có.

Bởi vì có thể nói dối một người mọi lúc, mọi ngời một lúc, nhưng không thể nói dối mọi người trong mọi lúc.

Hãy nhớ rằng, người dân hôm nay không còn là người dân trước đây nữa rồi, dù chỉ mới cách đây có 3 năm. Mọi hành động mờ ám, lật lọng, bẩn thỉu sẽ không thể che đậy mãi mãi.

Hà Nội, ngày 31/10/2011
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét