(VTC News) - "Dường như không một quốc gia nào ủng hộ lập trường cũng như lối hành xử của Trung Quốc." Bài viết của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore, Trịnh Vĩnh Niên trên Liên hợp Buổi sáng phân tích về nguyên nhân thất bại cũng như đối sách cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông thực hiện.
Thời gian gần đây, mọi người đều vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, đã bao nhiêu năm nay, song song với sự trỗi dậy của Trung Quốc là chuỗi "liên hoàn bại trận" của chính nước này trong các vấn đề về Biển. Đặc biệt bắt đầu từ năm ngoái, xu hướng này ngày càng hiện ra rõ ràng hơn.
Những biện pháp này xét từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng đã hình thành nên sách lược và kim chỉ nam ngoại giao "Giấu mình chờ thời" của Trung Quốc suốt từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay. Thế nhưng, rất nhiều người đã cảm nhận ra rằng, trên rất nhiều vấn đề có liên quan, nếu như Trung Quốc không thể trực diện đối mặt thì sẽ góp phần đẩy chính sách của họ đi theo hướng ngược hẳn lại.
Sự quan tâm chú ý của toàn bộ khu vực Châu Á và cộng đồng quốc tế cho tới thời điểm này đều tập trung vào vấn đề Biển Đông, Biển Đông đột nhiên lại thêm một lần nữa trở thành điểm nóng của thế giới. Chính quyền Trung Quốc dường như lại không hiểu rõ tình trạng hiện nay. Đối với Trung Quốc mà nói, chính sách Biển Đông về bản chất không hề có bất cứ một thay đổi nào, chỉ là các nước có liên quan tiến hành một loạt các hành động không có lợi cho Trung Quốc, và phản ứng của Trung Quốc theo đó cũng chỉ tương đương với hình thức "cứu hỏa" mà thôi.
Trên thực tế, từ rất nhiều năm trở lại đây, chính bởi vì nguyên do Trung Quốc luôn áp dụng các biện pháp bị động đối phó lại khiến cho vấn đề Biển Đông ngày một tích tụ chồng chất lại, và rồi dẫn đến cục diện như ngày hôm nay. Không quan tâm Trung Quốc có muốn hay không, có nắm rõ tình hình hay không, thì Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong vấn đề Biển Đông này.
Thứ nhất, Trung Quốc sớm đã hoàn toàn thất bại tại cuộc chiến công luận quốc tế
Về xu hướng các giới truyền thông báo chí không đứng về phía Trung Quốc đã hình thành như hiện nay thì Trung Quốc cũng không có quyền phát biểu tại đây. Các nhà bình luận cho rằng dùng "Chính sách cứng rắn" để mô tả thái độ của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông là chưa đầy đủ, chính xác phải gọi đó là "mang tính chất tranh cướp" mới đúng.
Trên thực tế, cách nhận thức tương tự như vậy của Trung Quốc đã trở nên khá phổ biến trong cộng đồng quốc tế. Bản thân Trung Quốc lại quả quyết cho rằng họ không làm gì mà lại bị đối xử "oan uổng" như vậy, đây chính là căn nguyên khiến Trung Quốc bị mất quyền phát biểu trong cuộc chiến công luận quốc tế này.
Thứ hai, Trung Quốc cũng thua trận trong cuộc chiến chiến lược
Các nước liên quan đều có những chiến lược khá rõ ràng trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, cụ thể bao gồm các chiến lược như chủ nghĩa đa phương tại khu vực, quốc tế hóa, chính trị hóa đại quốc. Thế nhưng chiến lược của Trung Quốc nếu không dám đối mặt với sự thực thì sẽ là nhập nhằng không rõ ràng.
Trung Quốc từ chối chi tiết hóa vấn đề, sử dụng khái niệm "phản đối quốc tế hóa" vô cùng vĩ mô này nhằm che lấp vấn đề cụ thể. Trên thực tế, tranh chấp Biển Đông đã được đa phương hóa, quốc tế hóa từ rất lâu rồi, hơn nữa sẽ rất nhanh tiến đến giai đoạn "chính trị hóa đại quốc" trong thời gian tới. Trung Quốc chỉ là không dám thừa nhận sự thực hiển hiện ra trước mắt này mà thôi.
Trung Quốc từ chối chi tiết hóa vấn đề, sử dụng khái niệm "phản đối quốc tế hóa" vô cùng vĩ mô này nhằm che lấp vấn đề cụ thể. Trên thực tế, tranh chấp Biển Đông đã được đa phương hóa, quốc tế hóa từ rất lâu rồi, hơn nữa sẽ rất nhanh tiến đến giai đoạn "chính trị hóa đại quốc" trong thời gian tới. Trung Quốc chỉ là không dám thừa nhận sự thực hiển hiện ra trước mắt này mà thôi.
Thứ ba, nếu tình hình vẫn tiếp diễn như vậy, Trung Quốc sẽ bị ràng buộc để cuối cùng rơi vào tình trạng mất chủ quyền trong cuộc chiến
Như đã đề cập ở phần trên, từ năm ngoái cho đến năm nay, chính sách Biển Đông của Trung Quốc về bản chất không hề có bất cứ một thay đổi nào, mà chủ yếu chỉ là một số hành động mang tính chất phản ứng lại. Thế nhưng cho đến thời điểm này, bất cứ nước nào cũng đều cho rằng Trung Quốc chính là nguyên nhân phát sinh của mọi vấn đề. Tình hình thực tế là, các nước khác có liên quan vẫn đang xúc tiến các hoạt động và hành động trong khu vực tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là trong việc phát triển nguồn năng lượng.
Trung Quốc chìm đắm trong "giấc mộng"
Vậy thì, kết quả cuối cùng sẽ như thế nào đây? Trung Quốc liệu sẽ từ bỏ chăng? Trong giới báo chí truyền thông vô cùng phát triển như ngày hôm nay, phạm vi xu hướng thỏa hiệp mà các nhà cầm quyền có thể áp dụng được ngày một nhỏ, càng không cần nói đến chuyện từ bỏ. Nếu tình hình này vẫn cứ tiếp diễn thì cuối cùng chắc chắn sẽ dẫn đến các cuộc xung đột xảy ra. Tuy nhiên xung đột trong thời gian này sẽ vô cùng bất lợi đối với Trung Quốc.
Vấn đề đã xuất hiện rồi, thì phái có cách đối phó. Nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm là tìm hiểu rõ tại sao lại xuất hiện tình trạng như vậy? Ngoài các vấn đề xuất phát từ chính bản thân Trung Quốc thì còn có một số nguyên nhân quan trọng khác nữa. Đối với các nước có liên quan mà nói thì đây là sản phẩm phát sinh từ "môi trường quốc tế" và "môi trường nội bộ".
Đầu tiên đề cập đến môi trường quốc tế. Đối với các quốc gia có liên quan thì nhân tố quan trọng nhất trong môi trường quốc tế không thể không nhắc đến sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc và kéo théo sau đó là hiện đại hóa nền quốc phòng, quân sự cũng như từ đó tác động đến cục diện địa chính trị của toàn bộ khu vực Châu Á.
Các quốc gia có liên quan đã bắt đầu cảm thấy rằng thời gian không còn đứng về phía họ nữa. Mặc dù Trung Quốc luôn nhấn mạnh về sự "trỗi dậy hòa bình" của mình, thế nhưng họ lại bị coi là đã áp dụng chính sách chậm trễ kéo dài thời gian trong vấn đề Biển Đông nhằm chờ thời cơ cho đến khi tình hình quốc tế thuận lợi sẽ ra tay giải quyết tranh chấp.
Các quốc gia có liên quan đã bắt đầu cảm thấy rằng thời gian không còn đứng về phía họ nữa. Mặc dù Trung Quốc luôn nhấn mạnh về sự "trỗi dậy hòa bình" của mình, thế nhưng họ lại bị coi là đã áp dụng chính sách chậm trễ kéo dài thời gian trong vấn đề Biển Đông nhằm chờ thời cơ cho đến khi tình hình quốc tế thuận lợi sẽ ra tay giải quyết tranh chấp.
Do vậy, đối với các quốc gia có liên quan thì vấn đề Biển Đông bắt buộc phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ trước khi Trung Quốc thực sự trỗi dậy, nếu không, đợi cho đến khi Trung Quốc đã trỗi dậy rồi, tia hy vọng sẽ trở nên vô cùng mong manh. Cũng chính vì thế, bắt buộc phải thông qua bất cứ biện pháp nào để đẩy mạnh hành động, hối thúc phát triển theo khuynh hướng có lợi cho bản thân họ.
Đối với Trung Quốc mà nói, môi trường các nước lớn chủ yếu đề cập đến những biến đổi chính trị trong phạm vi giữa các nước này, đặc biệt là biến đổi trong mối quan hệ với các nước lớn như Mỹ. Trong vấn đề Biển Đông, không quản có muốn hay không thì Trung Quốc chắc chắn vẫn phải đối mặt với Mỹ. Thế nhưng trong quan hệ hai nước Trung - Mỹ thì dù Trung Quốc đã hao tâm tổn trí rất nhiều nhưng vẫn không biết nên làm như thế nào để có thể hòa nhập được cùng Mỹ, đặc biệt là mối quan hệ với Mỹ trong khu vực Châu Á.
Rất nhiều người đã từng nghĩ rằng mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong sự hiện diện tại Châu Á này là nhằm đối phó với Trung Quốc, thế nhưng trên thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Lý do Mỹ tồn tại ở khu vực Châu Á không chỉ để đối phó với riêng một Trung Quốc, mà còn liên quan đến vấn đề địa chính trị khác. Ví dụ, nếu không có nhân tố Trung Quốc thì Mỹ vẫn đương nhiên tìm ra được lý do để tạo ra không gian sinh tồn tại Châu Á.
Bất luận là khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á hay Nam Á, mối quan hệ phức tạp đan xen giữa các nước đều cần có sự hỗ trợ sức mạnh của Mỹ để cân bằng lực lượng.
(Còn tiếp)
Đinh Thị Thu (dịch)
Nguồn: Liên hợp Buổi sáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét