HÀ NỘI(NV) - Ngày 1 tháng 12, 2011, Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) công bố bản xếp hạng chỉ số tham nhũng trên thế giới. Trong bản này, Việt Nam xếp hạng 122 trên tổng số 182 nước được khảo sát với điểm số 2.9 trên tổng số 10 điểm.
Năm 2010, Việt Nam xếp hạng 116 với 2.7 điểm trên tổng số 178 nước được khảo sát. Năm 2009, Việt Nam xếp hạng 120 trên tổng số 180 nước được khảo sát.
Tham nhũng tại Việt Nam nằm trong tất cả mọi bộ ngành, tỉnh thị tức từ trung ương tới địa phương. Giáo dục, y tế, địa chính, công an cảnh sát, quốc doanh, xây dưng, khai thác khoáng sản, thuế quan, v.v... chỗ nào cũng đều là cơ hội để cho quan chức đảng viên cơ hội đục khoét hay ăn hối lộ.
Một viên chức từng là tổng thanh tra chính phủ trước đây kêu rằng, “Ðụng đâu cũng thấy sai phạm.”
Ngày 22 tháng 3, 2011, Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế tổ chức một cuộc huấn luyện chống tham nhũng tại Việt Nam tại Học Viện Hành Chính Sài Gòn.
Trước đó, hồi tháng 8, 2010, Minh Bạch Quốc Tế mở cuộc nghiên cứu để tìm hiểu xem người trẻ tuổi ở Việt Nam nghĩ gì về tệ nạn tham nhũng. Họ thấy 35% người trẻ tuổi Việt Nam (từ 15 tuổi đến 24 tuổi) sẽ đưa hối lộ nếu thấy có lợi về mặt tiền bạc hoặc giải quyết được khó khăn. Có 45% nói hối lộ ở bệnh viện để được chữa trị tốt hơn là chấp nhận được. Có 38% nói họ sẵn sàng đưa hối lộ để vào học trường tốt hay vào làm công ty tốt.
Việt Nam có Luật Phòng Chống Tham Nhũng từ năm 2005 và hàng năm công chức đảng viên có chức có quyền từ trung ương tới địa phương đều phải nộp bản kê khai tài sản. Rất nhiều quan chức đã không chịu kê khai, và các bản kê khai này không được công bố cho dân chúng biết.
Ngày 14 tháng 6, 2010, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền họp báo nhìn nhận “nhiều cán bộ trung ương có tài sản lớn.” Lương bổng của những người này chỉ đủ để sống một cuộc đời khiêm tốn thì tài sản lớn đến từ đâu nếu không phải từ tham nhũng hay ăn hối lộ?
Trước ông Truyền, Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Ðức Lượng nói trên báo SGGP ngày 19 tháng 11, 2009 là “nhiều trường hợp cán bộ công chức kê khai tài sản không trung thực” và “số người được xác minh tính trung thực trong kê khai còn ít.”
Chỉ số tham nhũng tại Việt Nam do Minh Bạch Quốc Tế khảo sát mấy năm liền đều tệ hại cho thấy cái luật phòng chống tham nhũng cũng như cái nghị định kê khai tài sản cán bộ công chức có từ năm 2007 của Việt Nam không có bao nhiêu tác dụng.
Trong một buổi điều trần ở Quốc Hội ngày 18 tháng 11, 2009 và được chất vấn về nạn chạy chức chạy quyền rất phổ biến trong guồng máy cai trị tại Việt Nam, ông Trần Văn Tuấn, bộ trưởng Bộ Nội Vụ kêu rằng “khó chấm dứt nạn chạy chức chạy quyền vì người chạy có báo đâu!”
Chính ông Tuấn cũng bị tố cáo là dùng ảnh hưởng của mình để cho vợ ông không làm ngày nào ở công ty chuyển phát nhanh Bưu Ðiện mà vẫn được trả tiền bảo hiểm, được cử đi nước ngoài. Con ông du học cũng được tiền nhà nước (qua công ty vừa kể) trả tiền gọi điện thoại, theo đơn kiến nghị của Luật Sư Trần Ðình Triển ngày 26 tháng 2, 2011.
Cuối năm ngoái, báo điện tử VietnamNet đưa tin dựa trên cuộc nghiên cứu của Gallup International thực hiện cho Minh Bạch Quốc Tế nói cảnh sát Việt Nam tham nhũng nhất. Cuộc khảo cứu này căn cứ vào cuộc thăm dò 1,000 người ở Sài Gòn, Hà Nội, Ðà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ còn nói tệ trạng tham nhũng tại Việt Nam gia tăng ba năm qua.
Tham nhũng hạng nhì ở Việt Nam là giáo dục, rồi đến các cơ quan hành chính, kế tiếp là tòa án.
Bản tin của VietnamNet đã bị buộc phải gỡ xuống nội trong ít giờ và báo này phải xin lỗi Bộ Công An. Tổng biên tập Nguyễn Tuấn Anh bị kỷ luật khiển trách còn người biên tập viên thì bị cảnh cáo. (TN)
Năm 2010, Việt Nam xếp hạng 116 với 2.7 điểm trên tổng số 178 nước được khảo sát. Năm 2009, Việt Nam xếp hạng 120 trên tổng số 180 nước được khảo sát.
Tham nhũng tại Việt Nam nằm trong tất cả mọi bộ ngành, tỉnh thị tức từ trung ương tới địa phương. Giáo dục, y tế, địa chính, công an cảnh sát, quốc doanh, xây dưng, khai thác khoáng sản, thuế quan, v.v... chỗ nào cũng đều là cơ hội để cho quan chức đảng viên cơ hội đục khoét hay ăn hối lộ.
Một viên chức từng là tổng thanh tra chính phủ trước đây kêu rằng, “Ðụng đâu cũng thấy sai phạm.”
Ngày 22 tháng 3, 2011, Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế tổ chức một cuộc huấn luyện chống tham nhũng tại Việt Nam tại Học Viện Hành Chính Sài Gòn.
Trước đó, hồi tháng 8, 2010, Minh Bạch Quốc Tế mở cuộc nghiên cứu để tìm hiểu xem người trẻ tuổi ở Việt Nam nghĩ gì về tệ nạn tham nhũng. Họ thấy 35% người trẻ tuổi Việt Nam (từ 15 tuổi đến 24 tuổi) sẽ đưa hối lộ nếu thấy có lợi về mặt tiền bạc hoặc giải quyết được khó khăn. Có 45% nói hối lộ ở bệnh viện để được chữa trị tốt hơn là chấp nhận được. Có 38% nói họ sẵn sàng đưa hối lộ để vào học trường tốt hay vào làm công ty tốt.
Việt Nam có Luật Phòng Chống Tham Nhũng từ năm 2005 và hàng năm công chức đảng viên có chức có quyền từ trung ương tới địa phương đều phải nộp bản kê khai tài sản. Rất nhiều quan chức đã không chịu kê khai, và các bản kê khai này không được công bố cho dân chúng biết.
Ngày 14 tháng 6, 2010, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền họp báo nhìn nhận “nhiều cán bộ trung ương có tài sản lớn.” Lương bổng của những người này chỉ đủ để sống một cuộc đời khiêm tốn thì tài sản lớn đến từ đâu nếu không phải từ tham nhũng hay ăn hối lộ?
Trước ông Truyền, Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Ðức Lượng nói trên báo SGGP ngày 19 tháng 11, 2009 là “nhiều trường hợp cán bộ công chức kê khai tài sản không trung thực” và “số người được xác minh tính trung thực trong kê khai còn ít.”
Chỉ số tham nhũng tại Việt Nam do Minh Bạch Quốc Tế khảo sát mấy năm liền đều tệ hại cho thấy cái luật phòng chống tham nhũng cũng như cái nghị định kê khai tài sản cán bộ công chức có từ năm 2007 của Việt Nam không có bao nhiêu tác dụng.
Trong một buổi điều trần ở Quốc Hội ngày 18 tháng 11, 2009 và được chất vấn về nạn chạy chức chạy quyền rất phổ biến trong guồng máy cai trị tại Việt Nam, ông Trần Văn Tuấn, bộ trưởng Bộ Nội Vụ kêu rằng “khó chấm dứt nạn chạy chức chạy quyền vì người chạy có báo đâu!”
Chính ông Tuấn cũng bị tố cáo là dùng ảnh hưởng của mình để cho vợ ông không làm ngày nào ở công ty chuyển phát nhanh Bưu Ðiện mà vẫn được trả tiền bảo hiểm, được cử đi nước ngoài. Con ông du học cũng được tiền nhà nước (qua công ty vừa kể) trả tiền gọi điện thoại, theo đơn kiến nghị của Luật Sư Trần Ðình Triển ngày 26 tháng 2, 2011.
Cuối năm ngoái, báo điện tử VietnamNet đưa tin dựa trên cuộc nghiên cứu của Gallup International thực hiện cho Minh Bạch Quốc Tế nói cảnh sát Việt Nam tham nhũng nhất. Cuộc khảo cứu này căn cứ vào cuộc thăm dò 1,000 người ở Sài Gòn, Hà Nội, Ðà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ còn nói tệ trạng tham nhũng tại Việt Nam gia tăng ba năm qua.
Tham nhũng hạng nhì ở Việt Nam là giáo dục, rồi đến các cơ quan hành chính, kế tiếp là tòa án.
Bản tin của VietnamNet đã bị buộc phải gỡ xuống nội trong ít giờ và báo này phải xin lỗi Bộ Công An. Tổng biên tập Nguyễn Tuấn Anh bị kỷ luật khiển trách còn người biên tập viên thì bị cảnh cáo. (TN)
Vũ Tiến Chiến, chánh văn phòng Ban Chỉ Ðạo TƯ phòng, chống tham nhũng tặng quà lưu niệm cho các cá nhân điển hình chống tham nhũng tại hội nghị biểu dương ngày 7 tháng 9, 2010 tại Hà Nội. Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế công bố ngày 1 tháng 12, 2011 bản xếp hạng Chỉ Số Tham Nhũng nói Việt Nam xếp thứ 122 trên 182 nước được khảo sát. (Hình: Ðất Việt) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét