VIỆT NAM (NV) -Một cuộc hội thảo diễn ra tại Sài Gòn cùng lúc với các cuộc khảo sát tổ chức tại 4 địa phương cho thấy, giới y bác sĩ tại Việt Nam sẽ lâm vào tình cảnh thê thảm nếu không nhận tiền hối lộ.
Phúc trình của cuộc hội thảo nói về “Chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế” diễn ra ngày 6 tháng 6 tại Sài Gòn thừa nhận nạn bác sĩ nhận phong bì, một hình thức “nhận hối lộ một cách êm ái” ngày càng gia tăng.
Theo báo Tiền Phong, phúc trình này còn trích dẫn kết quả đợt nghiên cứu hồi cuối năm rồi tại Hà Nội, Sơn La, Ðắc Lắc, Cần Thơ nói rằng phần lớn nhân viên ngành y tế mới ra trường không dám nhận “phong bì” và quà cáp. Tuy nhiên, chỉ trong vòng từ một đến ba năm sau, họ bắt đầu “làm quen” dần và sau đó thì cảm thấy “thanh thản” khi nhận tiền và quà của người nhà bệnh nhân ở nơi làm việc.
Thành viên của nhóm nghiên cứu, bà Trần Thị Thu Hà, phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu và Ðào Tạo Phát Triển Cộng Ðồng dẫn lời tâm sự của một bác sĩ trẻ nói “cũng thấy nhục nhã khi nhận phong bì hối lộ, nhưng nếu không nhận thì... đói.”
Một bác sĩ trẻ xin được giấu tên cho biết lợi tức của ông mỗi tháng khoảng 3.3 triệu đồng, tương đương 150 đô, không thấm vào đâu so với các khoản ăn uống, thuê nhà trọ, điện thoại, xăng... Vị bác sĩ thú nhận: “Nếu không nhờ phong bì thì chúng tôi chẳng biết phải sống làm sao nữa. Lương không đủ sống thì làm việc thế nào nếu... không nhận phong bì.”
Báo Tiền Phong cho biết, phần lớn các y bác sĩ quen thói nhận hối lộ tự xoa dịu nỗi mặc cảm bằng cách cho rằng họ phải nhận để không làm bệnh nhân buồn lòng và thất vọng. Có người còn tuyên bố: “Bệnh nhân tự nguyện đưa tiền chứ chúng tôi không đòi, và đó là thường lệ mà bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội Việt Nam hiện nay cũng có.”
Cũng theo bà Trần Thị Thu Hà, khi bệnh viện quá chật chội và thiếu tiện nghi trong việc phục vụ bệnh nhân thì nạn hối lộ càng gia tăng. Bà Hà còn cho biết, bác sĩ bệnh viện trung ương và tỉnh nhận “phong bì” thường xuyên hơn bệnh viện quận, phường, xã.
Một tiết lộ mới của bà Hà cho thấy, y bác sĩ khoa ngoại và khoa sản hiện nay là hai khu vực nhận được tiền “phong bì” hậu hĩ nhất. Tại Sài Gòn, khoản tiền hối lộ có khi lên tới hàng chục triệu đồng, tương đương vài ngàn đô la.
Thực tế này có thể giúp người ta giải thích vì sao gần đây xảy ra liên tiếp nhiều vụ làm chết sản phụ hoặc trẻ sơ sinh. Ðó là chưa kể một số hình thức hối lộ đặc biệt, thay tiền mặt được giới y bác sĩ “chuộng” hơn, như cho mua nhà giá rẻ, cho con vào học trường nổi tiếng v.v...
Ðiều đáng nói, theo khẳng định của một cựu sinh viên trường đại học Y dược Hà Nội đang làm việc tại một tỉnh phía bắc, thì “không một bệnh viện nào không có chuyện y bác sĩ nhận hối lộ của người nhà bệnh nhân.” (PL)
Vụ bao vây định cướp xác người chết tại bệnh viện quận 7, Sài Gòn cho thấy bệnh viện nay là “nhà ghét” chứ không phải “nhà thương.” (Hình: Báo Người Lao Ðộng) |
Phúc trình của cuộc hội thảo nói về “Chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế” diễn ra ngày 6 tháng 6 tại Sài Gòn thừa nhận nạn bác sĩ nhận phong bì, một hình thức “nhận hối lộ một cách êm ái” ngày càng gia tăng.
Theo báo Tiền Phong, phúc trình này còn trích dẫn kết quả đợt nghiên cứu hồi cuối năm rồi tại Hà Nội, Sơn La, Ðắc Lắc, Cần Thơ nói rằng phần lớn nhân viên ngành y tế mới ra trường không dám nhận “phong bì” và quà cáp. Tuy nhiên, chỉ trong vòng từ một đến ba năm sau, họ bắt đầu “làm quen” dần và sau đó thì cảm thấy “thanh thản” khi nhận tiền và quà của người nhà bệnh nhân ở nơi làm việc.
Thành viên của nhóm nghiên cứu, bà Trần Thị Thu Hà, phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu và Ðào Tạo Phát Triển Cộng Ðồng dẫn lời tâm sự của một bác sĩ trẻ nói “cũng thấy nhục nhã khi nhận phong bì hối lộ, nhưng nếu không nhận thì... đói.”
Một bác sĩ trẻ xin được giấu tên cho biết lợi tức của ông mỗi tháng khoảng 3.3 triệu đồng, tương đương 150 đô, không thấm vào đâu so với các khoản ăn uống, thuê nhà trọ, điện thoại, xăng... Vị bác sĩ thú nhận: “Nếu không nhờ phong bì thì chúng tôi chẳng biết phải sống làm sao nữa. Lương không đủ sống thì làm việc thế nào nếu... không nhận phong bì.”
Báo Tiền Phong cho biết, phần lớn các y bác sĩ quen thói nhận hối lộ tự xoa dịu nỗi mặc cảm bằng cách cho rằng họ phải nhận để không làm bệnh nhân buồn lòng và thất vọng. Có người còn tuyên bố: “Bệnh nhân tự nguyện đưa tiền chứ chúng tôi không đòi, và đó là thường lệ mà bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội Việt Nam hiện nay cũng có.”
Cũng theo bà Trần Thị Thu Hà, khi bệnh viện quá chật chội và thiếu tiện nghi trong việc phục vụ bệnh nhân thì nạn hối lộ càng gia tăng. Bà Hà còn cho biết, bác sĩ bệnh viện trung ương và tỉnh nhận “phong bì” thường xuyên hơn bệnh viện quận, phường, xã.
Một tiết lộ mới của bà Hà cho thấy, y bác sĩ khoa ngoại và khoa sản hiện nay là hai khu vực nhận được tiền “phong bì” hậu hĩ nhất. Tại Sài Gòn, khoản tiền hối lộ có khi lên tới hàng chục triệu đồng, tương đương vài ngàn đô la.
Thực tế này có thể giúp người ta giải thích vì sao gần đây xảy ra liên tiếp nhiều vụ làm chết sản phụ hoặc trẻ sơ sinh. Ðó là chưa kể một số hình thức hối lộ đặc biệt, thay tiền mặt được giới y bác sĩ “chuộng” hơn, như cho mua nhà giá rẻ, cho con vào học trường nổi tiếng v.v...
Ðiều đáng nói, theo khẳng định của một cựu sinh viên trường đại học Y dược Hà Nội đang làm việc tại một tỉnh phía bắc, thì “không một bệnh viện nào không có chuyện y bác sĩ nhận hối lộ của người nhà bệnh nhân.” (PL)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét