Đến nay, chắc chắn không ai trả lời được câu hỏi nhức nhối trong lòng giáo dân và nhân dân: “Đây có phải là cơ sở thờ tự của tôn giáo không? Là cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được nhà nước công nhận và được Hiến pháp ghi rõ là được pháp luật bảo hộ thì tại sao nó biến khỏi Giáo hội để nằm trong tay nhà nước?”.
Chủ nghĩa Mác – Lenin định nghĩa: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, có phải ở đây, người ta đã và đang đưa “ma túy và con nghiện của nhà nước” vào để trị “thuốc phiện của nhân dân”?
Những ngày gần đây, dư luận lại bắt đầu chú ý đến một địa danh, nơi một thời kỳ dài từng trải qua bao sóng gió và lộ rõ những âm mưu, những thủ đoạn đê hèn khi luật pháp chỉ là trò đùa phục vụ những ý đồ không trong sáng. Ở đó cũng đã thể hiện khí tiết anh dũng của những “công dân hạng hai” quyết đấu tranh với sự gian trá, phi nghĩa và bất công.
Hiến pháp, pháp luật trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
Tu viện Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội, nơi một dòng tu đã tồn tại từ trước khi có cuộc cướp chính quyền năm 1945, có quyền sử dụng đất từ 1928, được xây dựng và đưa vào sử dụng từ 1931. Tất cả giấy tờ, nhà cửa, tu viện, nhà nguyện… đến nay đều còn rõ ràng minh chứng điều đó, không thể có ai nhắm mắt cãi bừa được.
Thế rồi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời với Bản tuyên ngôn độc lập nói rõ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Dù câu nói này là câu không chuẩn với ngôn ngữ tiếng Việt, có lẽ ông Hồ Chí Minh muốn nói rằng “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” chứ không phải “đều sinh ra“, (bởi trong cái xã hội hiện nay, nạn nạo phá thai VN đang đứng hàng đầu thế giới thì mỗi năm có hàng triệu trẻ em bị giết ngay từ khi còn trong bụng mẹ chứ có được sinh ra đâu mà “đều sinh ra“?). Nhưng thôi, ta cũng hiểu theo kiểu châm chước cho ông ấy muốn nói mọi người đã sinh ra thì có quyền bình đẳng. Hãy xem sự bình đẳng đó được thực hiện như thế nào.
Rồi sau đó, bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 viết: Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng (Điều 10). Tiếp sau là các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 do chính nhà nước này đưa ra đều khẳng định điều đó. Thậm chí, điều 70 Hiến pháp (1992) còn ghi rõ: “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng được pháp luật bảo hộ”.
Bản Hiến pháp từ năm 1959 quy định: “Chỉ khi nào vì lợi ích chung, nhà nước mới trưng mua, hoặc trưng dụng, trưng thu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông thôi, trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định” (Điều 20 HP 1959).
Như vậy, về phương diện văn bản Hiến pháp và pháp luật, có lẽ chẳng có gì phải nói hơn về quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân và những tài sản của tôn giáo khi được pháp luật bảo hộ theo quy định của Hiến pháp.
Thế nhưng, Hiến pháp quy định là một chuyện, nhà nước thực hiện là chuyện khác.
Tu viện Thái Hà của Dòng Chúa Cứu thế cũng như hàng ngàn cơ sở tôn giáo bỗng nhiên không cánh mà bay vào tay nhà nước, không cần Hiến pháp, chẳng cần pháp luật cũng chẳng cần ai bảo hộ. Thậm chí một văn bản đúng quy định pháp luật cũng không.
Một ngày trời u ám, nhà nước bỗng thấy rằng cơ sở Tu viện Dòng Chúa Cứu thế có nhà đẹp, có sân rộng và nhu cầu dẹp bỏ tôn giáo trong cuộc “cách mạng văn hóa và tư tưởng” đang cấp bách, nhà nước liền giở con bài “mượn”.
Người dân Thái Hà kể lại rằng:
Thời bấy giờ, nhà dòng chỉ còn một linh mục già Vũ Ngọc Bích, những người khác đã bị bắt, bị di chuyển, người thì chết mất xác trong nhà tù, người thì đang thọ án trong trại giam, ai mà dám đứng lên phản kháng. Nhưng dù chỉ một mình vị linh mục này vẫn kiên quyết: Tôi không có quyền trên tài sản này, tôi chỉ là người quản lý ở đây mà thôi. Lập tức, một cán bộ đáp lại: Ông không có quyền, thì chúng tôi có quyền. Và cứ vậy, nhà nước “mượn” một vài nhà, rồi đến năm 1973 thấy cũng dễ ăn, nên nhà nước “mượn” tất cả cho tiện.
Vì nhà nước “mượn” trong hoàn cảnh đầy bạo lực trong tay trước một cụ già ốm yếu nên không có bất cứ một sự bàn bạc, đền bù hoặc một giấy tờ nào phù hợp pháp luật yêu cầu.
Từ đó, nhà dòng mất Tu viện, mất luôn cả Nhà nguyện và đất đai xung quanh từ hơn 71.000 mét vuông còn lại 2.700 mét.
Thế rồi sau đó, bằng cách này, cách khác để chuyển nhượng để chia chác, khu đất của nhà dòng lần lượt rơi vào tay cá nhân và những kẻ có chức quyền tại từng thời điểm khác nhau.
Khu Tu viện với mấy dãy nhà nhiều tầng, vẫn nguyên vẹn Thánh Giá sừng sững chỉ lên trời cao nỗi oan khuất của giáo dân Thái Hà và Giáo hội Công giáo trong việc tài sản thờ phượng bị cướp đoạt trái pháp luật.
Nhiều lần nhà dòng và giáo dân đã đề nghị nhà nước trả lại để phục vụ người nghèo trong xã hội. Đã “mượn” thì phải “trả” là lẽ đương nhiên, bởi mượn mà không trả thì không thể có tên gọi nào khác hơn là cướp. Nhưng liên tục nhà nước lần lữa không thèm trả lời.
Để có thể lấp liếm “hóa bùn” tài sản này của Giáo hội, nhà nước đã dùng Tu viện này làm bệnh viện.
Đến nay, chắc chắn không ai trả lời được câu hỏi nhức nhối trong lòng giáo dân và nhân dân: “Đây có phải là cơ sở thờ tự của tôn giáo không? Là cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được nhà nước công nhận và được Hiến pháp ghi rõ là được pháp luật bảo hộ thì tại sao nó biến khỏi Giáo hội để nằm trong tay nhà nước?”.
Âm mưu gì?
Việc biến Tu viện thành bệnh viện nhằm mục đích gì? Có âm mưu nào trong đó không? Điều này cần phân tích rõ ràng, để hiểu được vì sao nhà cầm quyền bằng mọi cách đưa bệnh viện vào các cơ sở tôn giáo.
Ai cũng biết, nơi Tu viện đang đóng là Đền Thánh Đức Mẹ hằng Cứu giúp, nơi bao người nghèo, bao giáo dân hàng ngày chạy đến cầu nguyện, xin ơn và là nơi tập trung hàng ngàn, thậm chí hàng vạn người trong những ngày lễ.
Sân nhà thờ Thái Hà một Thánh lễ tối chủ nhật
Vì vậy việc biến đây thành bệnh viện, sẽ có lợi đôi đường cho nhà nước. Vì mục đích thì hiền lành, làm nơi chữa bệnh, ít ai nỡ đuổi bệnh viện đi dù bệnh viện đang ngự trái phép trên đất của mình. Nhưng điều quan trọng hơn đằng sau đó là nơi dẫn dụ hàng ngàn con bệnh với đủ loại bệnh tật về đây. Chỉ cần một người mang căn bệnh truyền nhiễm ở cửa bệnh viện bên dòng người đông đúc đi qua để vào nhà thờ, thì đồng loạt giáo dân công giáo, những người nghèo về đây sẽ được hưởng nhờ ơn nhà nước mà nhiễm những căn bệnh nguy hiểm đó.
Tại đây còn được giao nhiệm vụ điều trị “các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm (tiêu chảy cấp, cúm A(H5N1), cúm A (H1N1), sốt xuất huyết)” (Trích từ chức năng của bệnh viện được giao).
Không chỉ có biến đó thành cơ sở chữa bệnh bình thường, mà nhà nước còn lập ở đây một trung tâm cho những bệnh nhân HIV – AISD, ngay sau nhà thờ.
Thậm chí, gần đây, nhà nước còn biến một ngôi nhà đã lấy của nhà dòng, ngay trước cửa nhà thờ để làm nơi phát thuốc miễn phí cho các con nghiện, dù nhà dòng đã phản đối.
Bệnh nhân HIV/AISD ở Bệnh viện Đống Đa - Tu viện Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà
Như vậy là đủ ba phía bao vây, đằng sau là nơi tập trung bệnh nhân HIV-AISD, một bên là những người bệnh với đủ trăm ngàn thứ vi trùng, bệnh tật nguy hiểm, trước mặt là đông đúc các con nghiện hàng ngày rình rập, đi lại và ngang nhiên vào khu Thánh thiêng. Vì thế, hàng ngày, hàng tuần cả vạn người công giáo được hưởng ơn mưa móc để phơi nhiễm và chết dần chết mòn một cách vô hình bởi cái tội dám tin vào Chúa, vào Đức Mẹ mà đến đây.
Người ta có quyền đặt câu hỏi: Cả Thành phố Hà Nội, thủ đô rộng thứ hai thế giới với bao nhiêu bệnh viện lớn nhỏ, bao nhiêu cơ sở y tế, tại sao lại chỉ muốn tập trung tất cả mọi nguồn HIV-AIDS, con nghiện, bệnh tật về Bệnh viện Đống Đa?
Câu trả lời rất đơn giản: Chỉ vì Bệnh viện Đống Đa là một bệnh viện sống ký sinh trên cơ sở của Tu Viện Dòng Chúa Cứu thế. Chỉ vì nơi đó vẫn có nhà thờ, vẫn có nhà nguyện và hàng ngày cả chục ngàn giáo dân, những người nghèo khó, đau khổ vẫn đến đó để nguyện xin, điều mà không khi nào được nhà nước khuyến khích.
Còn câu trả lời đơn giản hơn, chỉ vì nơi đó là nơi của những người công giáo và người nghèo.
Thông thường, nếu những nhà tu hành, những tín đồ không đủ lòng tin mạnh mẽ, thì chỉ cần nhìn thấy bệnh viện và nơi bọn nghiện ngập tập trung thì đã “chạy mất dép”. Nhưng ở đây, mọi người buộc phải chấp nhận “sống chung với lũ”.
Những tháng gần đây, khu vực nhà thờ Thái Hà liên tục bị mất an ninh, xe máy của giáo dân đi lễ bị trộm cắp, tài sản để ở xe bị lấy mất, con nghiện, hàng quán ra vào nhà thờ như chỗ không người… Người dân biết rằng, những con nghiện được nhà nước đưa về đây khi lập trạm phát thuốc chống HIV – AISD trước cửa nhà thờ đã phát huy hiệu quả.
Chủ nghĩa Mác – Lenin định nghĩa: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, có phải ở đây, người ta đã và đang đưa “ma túy và con nghiện của nhà nước” vào để trị “thuốc phiện của nhân dân”?
Hà Nội, 15/10/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét