Trang

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

TRÒ NGOẠI GIAO HUÊ DẠNG CỦA VIỆT CỘNG BỘC LỘ THÂN PHẬN ĐẦY TỚ BẮC KINH

LÝ ĐẠI NGUYÊN
Ngay sau khi Nguyễn Phú Trọng được bầu vào chức tổng bí thư đảng Việt cộng, giữa tháng 01/ 2011, thì tháng 2/2011, Hồ Cẩm Đào tổng bí thư, chủ tịch nước Trung cộng đã chính thức gửi thư thúc dục Trọng phải sang Tầu, bệ kiến triều đình Bắc kinh. Nhưng Nguyễn Phú Trọng vốn đã bị dư luận trong, ngoài đảng cho là một người trung thành với Trung cộng. Mà tiến trình của Mỹ nhập nội Việt-nam ngày càng ảnh hưởng mạnh trên khắp mặt nhân sinh, kinh tế, quân sự và chính trị. Nhất là giữa lúc luồng gió Cách Mạng Hoa Lài, từ Bắcphi ào ạt thổì vào Việt-nam, làm cho Việt cộng run sợ. Nguyễn Phú Trọng không dám khinh suất, quá lộ liễu như các kẻ tiền nhiệm phải cúc cung sang Tầu nhận chỉ thị khi mới nhậm chức. Trong khi đó tình thế Biển Đông mỗi ngày một căng thẳng.

Trung cộng hung hăng cưỡng nhận chủ quyền toàn vùng Biển Đông, đe dọa an ninh các nước Đông Nam Á. Hoa kỳ quyết liệt trở lại Á châu, được tất cả các nước Áchâu chấp nhận, như một chiếc dù an ninh chống lại sự bành trướng của Trung cộng. Nên chuyến đi truyền thống giữa Việt cộng và Trung cộng, mãi đến tình thế Biển Đông hơi dịu lại mới có thể tiến hành.
Hôm nay, ngày 11/10/2011, Nguyễn Phú Trọng mới dám sang Tầu. Sau khi dàn dựng ra cái trò “Ngoại Giao Đa Phương” toàn cầu, tự mình sang Lào. Nguyển Tấn Dũng thủ tướng, đi một vài nước Đông Nam Á và Âu Châu. Rồi tổ chức họp Trung Ương Đảng khóa 3. Cùng ngày, Trương Tấn Sang chủ tịch nước, chính thức sang thăm Ấn độ, vốn là đối trọng chiến lược chính của Trung cộng tại Áchâu. Bất chấp sự đe dọa của Bắc kinh, Ấn độ dứt khoát vào khai thác dầu khí tại Việt-nam. Ấn được Mỹ - Nhật – Úc, nắm tay cùng tiến vào Biển Đông để giúp các nước Đông Nam Á “Ngăn Bành Trướng Bắc kinh”. Trương Tấn Sang hội đàm với tổng thống Ấn, Pratibha Devising Patil và thủ tướng Mamohan Singh để ký kết về quốc phòng, thương mại và chương trình khai thác dầu khí. Đây là nằm trong chiến lược “Nhìn về phía Đông” (Look East) của Dehli, nhằm đẩy mạnh quan hệ với Miến điện và Việt-nam. Cũng hôm nay, 11/10/11, nữ thủ tướng Đức, Angela Merkel viếng thăm Việt-nam đề cập tới “tình trạng nhân quyền đang xuống dốc tại Việt-nam”. Ký tuyên bố chung 5 nội dung chính bao gồm: “ Hợp tác chính trị chiến lược; thương mại và đầu tư; tư pháp và luật pháp; phát triển và môi trường; giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa, truyền thông và xã hội” với Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việt cộng. Bà Merkel hiện là người có tiếng nói mạnh nhất trong Liên Hiệp Âu Châu. Bà có chương trình đi thăm các vị lãnh đạo tôn giáo, những nhà đối lập ở Hànội và Saigon.
Trở lại chuyến công du Trung cộng của Nguyễn Phú Trọng với một phái đoàn hùng hậu gồm 3 ủy viên Bộ Chính Trị; một phó thủ tướng đặc trách song phương Việt-nam Trung quốc; trưởng ban đối ngoại trung ương; chánh văn phòng trung ương; các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng, công thương, kế hoạch đầu tư, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo… thứ trưởng bộ công an và đại sứ Việt-nam tại Bắc kinh. Tóm lại là các cơ quan đảng và các bộ có liên hệ tới việc hợp tác với Trung cộng, đều được Nguyễn Phú Trọng trình diện trước Hồ Cẩm Đào và các lãnh tụ Bắc kinh để nghe chỉ dụ: “Hai bên nhấn mạnh tới sự tôn trọng, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, hợp tác và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế là cơ sở quan trọng cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh; khẳng định tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được hai bên không ngừng củng cố, phát triển và truyền cho mãi thế hệ mai sau”. “Hai nhà lãnh đạo cùng nhất trí cho rằng, trong quan hệ hai nước còn tồn tại một số bất đồng xung đột quanh vấn đề biển Đông và nhất trí hai nước đều tránh làm phức tạp tình hình và bình tĩnh xử lý những bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, nhìn từ tầm cao chiến lược quan hệ hai nước và ích lợi của nhân dân hai nước”. “Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp hữu hiệu thiết thực để mở rộng toàn diện và đi sâu hợp tác hữu nghị trên các lãnh vực giữa hai nước”.
Nhìn vào 9 điểm mà hai bên đã thỏa thuận thì Việt-nam nhất định bị Trung cộng nuốt đứt, như ở điểm:

1.- “Một là…kịp thời trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, khu vực và các vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương…” . Nghĩa là phải báo cáo về tình hình giữa Việt-nam với quốc tế và các nước khác với quan thầy.
2.- “Hai là…mở rộng và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương giữa các cấp, ngành, địa phương của hai nước…” . Nghĩa là hai nước trở thành Một, xuyên suốt, từ trung ương xuống tới điạ phương.
3.- “Ba là…giáo dục các tầng lớp nhân dân về tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng và hai Nhà nước…mở rộng và tăng cường giao lưu nhân dân một cách phong phú, thiết thực, hiệu quả, nhất là giữa thanh-thiếu niên hai nước”. Nghĩa là đẩy mạnh công việc Hán hóa dân tộc Việt-nam.
4.- “Bốn là:…phát huy đầy đủ và nâng cao hiệu quả của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương…trong quy hoạch tổng thể… khắc phục các cơ chế, chính sách còn vướng mắc…” . Nghĩa là thống nhất luôn cơ chế và chính sách giữa Việt-Tầu.
5.- “Năm là:…mở rộng họp tác trên lãnh vực quốc phòng và an ninh; chấp hành nghiêm túc và triển khai có hiệu quả những nội dung hợp tác mà hai bên đã thoả thuận; tăng cường giao lưu giữa lực lượng vũ trang hai bên…” Nghĩa là quân đội, công an Việt-nam đều nằm trong tay Tầu.
6.- "Sáu là tăng cường thế mạnh về thương mại."
7.- "Bẩy là mở rộng hợp tác về khoa học - kỹ thuật và giáo dục. "
8.- "Tám là bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước. " Nhưng Trung cộng cứ xây đập đầu nguồn và xả chất độc hại xuống hai dòng sông chính của Việt-nam là Hồng hà và Cửu long.
9.- “…Chín là kiên trì và bình tĩnh xử lý, giải quyết thỏa đáng thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị…”. “…quyết không để bất cứ vấn đề gì, bất cứ thề lực nào chia rẽ quan hệ hai Đảng, hai nước …(về biển thì rất mơ hồ)” Xem vậy chủ quyền đang mất về tay Trung cộng, đất nước và dân tộc Việt nam cũng sẽ mất luôn, chừng nào Việt cộng còn cầm quyền!

Nhìn sang Miến điện, nhiều thập niên dưới chế độ quân phiệt, bị quốc tế cấm vận, Trung cộng hầu như một mình một chợ tha hồ thao túng. Đến nay các quân nhân đã trút áo nhà binh, mặc áo dân sự, tiến sang chế độ dân chủ, dù đất nước còn nghèo, nhưng tổng thống Thein Sein của Miến điện, vì ý nguyện của người dân, đã thông báo đình chỉ dự án xây đập thuỷ điện Myitsone do Trung cộng tài trợ, nhằm cung cấp điện cho Hoa lục. Lần đầu tiên Miến điện mở cửa cho báo chí vào theo dõi khóa họp Quốc hội ngày 07/10. Hôm nay, 11/10/2011, chính quyền dân sự Miến điện chính thức thông báo ân xá hơn 6.300 tù nhân, mà trước đây Hoa kỳ, Liên Âu và phe đối lập Miến Điện chỉ đòi thả khoảng 2.000 tù nhân chính trị. Còn ở Việt nam thì Việt cộng chẳng những không dám thả tù chính trị, lại gia tăng đàn áp, bỏ tù đối lập, tôn giáo, báo giới; thả lỏng cho bọn công an côn đồ đánh đập, giết hại người dân một cách vô tội vạ. Đối ngoại thì dở trò huê dạng “Ngoạì giao đa phương toàn cầu”, mà thực tế thì Việt cộng, cầm đầu bởi Nguyễn Phú Trọng và 13 ủy viên Bộ Chính Trị ăn hại, cứ chui đầu vào nách Trung cộng, làm đầy tớ Bắckinh, mà chẳng hề biết nhục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét