Khu vực “cần sự lãnh đạo của Mỹ”
WESTMINSTER -Bài viết có tựa đề “America's Pacific Century” (“Thế Kỷ Thái Bình Dưong của Hoa Kỳ”) sẽ xuất hiện trong ấn bản phát hành Tháng Mười Một, chủ đề “America” của tạp chí Foreign Policy, gửi thông điệp không thể nhầm lẫn về chính sách đối ngoại hiện tại của Hoa Kỳ trong thế kỷ này.
Bài viết lớn, trình bày một chủ đề lớn, với tác giả là một tên tuổi không thể lẫn lộn: Hillary Clinton, ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Bài viết dài hơn 4,000 chữ này đã được Foreign Policy trang trọng giới thiệu hôm Thứ Ba, và phổ biến trên mạng lưới Internet, qua một thông cáo báo chí là của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton “viết riêng cho tạp chí Foreign Policy”.
Bài xã luận được viết như thông điệp chính thức của chính quyền Obama gửi đến người dân Hoa Kỳ, nhưng thật ra thông điệp của bà ngoại trưởng chuyên chở nhiều nhắn nhủ, cho nhiều đối tác của Hoa Kỳ, trên toàn thế giới, đặc biệt là đối tác khu vực Châu Á.
Ðối nội, ngay trong đoạn đầu, Ngoại Trưởng Hillary Clinton khẳng định rằng “để duy trì vị trí của một cường quốc, bảo vệ quyền lợi, và phổ biến những giá trị của Hoa Kỳ,” chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Hoa Kỳ là phải đầu tư nhiều hơn vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, từ mặt ngoại giao, kinh tế đến chiến lược.
Lý do, theo bà Hillary Clinton, thì thời điểm Hoa Kỳ đang rút dần chân ra khỏi Iraq và Afghanistan, là “thời điểm then chốt,” đòi hỏi phải đầu tư vào “khu vực hiện đang là trục quay chính của các nền chính trị toàn cầu,” tức Châu Á.
Tiếng nói chính thức của Hoa Kỳ cũng kêu gọi người Mỹ chống lại quan điểm cho rằng Washington cần phải thu gọn chính sách đối ngoại để giải quyết những thách thức kinh tế nội bộ. Tác giả cho rằng, phản ứng ấy “có thể hiểu được, nhưng lầm lạc”.
“Những người nói rằng chúng ta không còn có đủ khả năng để tham gia với thế giới bên ngoài có một nhận định hết sức lạc hậu, chúng ta không thể không đủ khả năng.”
Ngoại Trưởng Clinton khẳng định.
Rồi giải thích: “Sự phục hồi kinh tế trong nước phụ thuộc vào xuất cảng và khả năng của các công ty Mỹ bán hàng cho một thị trường tiêu thụ mênh mông và ngày càng phát triển của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.”
Ðầu tư vào Châu Á-Thái Bình Dương, cũng theo Ngoại Trưởng Hillary Clinton, không chỉ quan trọng với việc phục hồi kinh tế, mà còn đóng vai trò then chốt cho an ninh quốc gia.
Bài viết có đoạn: “Từ việc phát triển thị trường mới cho các doanh nghiệp Mỹ đến việc kềm chế phong trào chế tạo vũ khí hạt nhân đang lây lan để bảo vệ tự do hàng hải cho các thương thuyền của Hoa Kỳ, công tác đối ngoại của đất nước là chìa khóa cho sự thịnh vượng và an ninh trong nước.”
Chia sẻ những khó khăn của chính quyền, bà viết: “Thách thức của chúng ta hiện nay là phải xây dựng một mạng lưới ngoại giao bền vững với các đối tác và tổ chức ở khắp Thái Bình Dương thích hợp với lợi ích của Mỹ và có cùng các giá trị với Mỹ như mạng lưới mà chúng ta đã xây dựng được trên Ðại Tây Dương.”
Ðối ngoại, bài viết “America's Pacific Century” còn nhằm nhắn nhủ một quốc gia không nêu tên là Trung Quốc khi bà viết: “Về mặt chiến lược, duy trì hòa bình và an ninh trên khắp các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là điểm tối quan trọng cho tiến bộ toàn cầu, dù bằng phương cách bảo vệ tự do hàng hải ở biển Ðông, chống lại các nỗ lực phát triển hạt nhân của Bắc Hàn, hoặc đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của những cường quốc lớn trong khu vực.”
Giải thích sự có mặt của Hoa Kỳ trong vùng, bà Hillary Clinton nhận định vai trò của Châu Á là tối quan trọng đối với tương lai của Mỹ; và ngược lại, sự tham gia của Hoa Kỳ vào Châu Á là tối cần thiết với tương lai khu vực này.
“Có lẽ hơn bao giờ hết trong lịch sử hiện đại, khu vực này mong mỏi sự lãnh đạo của chúng ta (Hoa Kỳ) cũng như được giao thương với chúng ta.”
Bởi vì: “Chúng ta là cường quốc duy nhất với một mạng lưới các liên minh hùng mạnh trong khu vực mà không có tham vọng lãnh thổ, và một truyền thống đóng góp cho lợi ích chung từ bao lâu nay. Cùng với các đồng minh, chúng ta đã từng bảo đảm an ninh khu vực trong nhiều thập kỷ - tuần tra đường biển của Châu Á và giữ gìn sự ổn định trong vùng, và nhờ đó giúp kiến tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.”
Trong đoạn nhắn nhủ thẳng với Trung Quốc, bà Hillary kêu gọi Bắc Kinh hãy “vượt qua những ngần ngại bất chợt để thiếp lập một đối thoại quân sự bền vững với Hoa Thịnh Ðốn,” và nhấn mạnh: “Sự hợp tác mang đến cho chúng ta (cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc) lợi ích hơn xung đột rất nhiều!”
Với Việt Nam, Ngoại Trưởng Hillary Clinton nhắc lại điều kiện để trở thành đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ: “Chẳng hạn, chúng ta đã cho Việt Nam thấy rõ rằng, việc thiết lập mối quan hệ đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ đòi hỏi họ cần phải có những cải tiến xa hơn trong việc bảo vệ nhân quyền và tăng thêm tự do chính trị.”
WESTMINSTER -Bài viết có tựa đề “America's Pacific Century” (“Thế Kỷ Thái Bình Dưong của Hoa Kỳ”) sẽ xuất hiện trong ấn bản phát hành Tháng Mười Một, chủ đề “America” của tạp chí Foreign Policy, gửi thông điệp không thể nhầm lẫn về chính sách đối ngoại hiện tại của Hoa Kỳ trong thế kỷ này.
Chiến hạm Mỹ trên biển đông ( Hình: Getty Images) |
Bài viết lớn, trình bày một chủ đề lớn, với tác giả là một tên tuổi không thể lẫn lộn: Hillary Clinton, ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Bài viết dài hơn 4,000 chữ này đã được Foreign Policy trang trọng giới thiệu hôm Thứ Ba, và phổ biến trên mạng lưới Internet, qua một thông cáo báo chí là của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton “viết riêng cho tạp chí Foreign Policy”.
Bài xã luận được viết như thông điệp chính thức của chính quyền Obama gửi đến người dân Hoa Kỳ, nhưng thật ra thông điệp của bà ngoại trưởng chuyên chở nhiều nhắn nhủ, cho nhiều đối tác của Hoa Kỳ, trên toàn thế giới, đặc biệt là đối tác khu vực Châu Á.
Ðối nội, ngay trong đoạn đầu, Ngoại Trưởng Hillary Clinton khẳng định rằng “để duy trì vị trí của một cường quốc, bảo vệ quyền lợi, và phổ biến những giá trị của Hoa Kỳ,” chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Hoa Kỳ là phải đầu tư nhiều hơn vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, từ mặt ngoại giao, kinh tế đến chiến lược.
Lý do, theo bà Hillary Clinton, thì thời điểm Hoa Kỳ đang rút dần chân ra khỏi Iraq và Afghanistan, là “thời điểm then chốt,” đòi hỏi phải đầu tư vào “khu vực hiện đang là trục quay chính của các nền chính trị toàn cầu,” tức Châu Á.
Tiếng nói chính thức của Hoa Kỳ cũng kêu gọi người Mỹ chống lại quan điểm cho rằng Washington cần phải thu gọn chính sách đối ngoại để giải quyết những thách thức kinh tế nội bộ. Tác giả cho rằng, phản ứng ấy “có thể hiểu được, nhưng lầm lạc”.
“Những người nói rằng chúng ta không còn có đủ khả năng để tham gia với thế giới bên ngoài có một nhận định hết sức lạc hậu, chúng ta không thể không đủ khả năng.”
Ngoại Trưởng Clinton khẳng định.
Rồi giải thích: “Sự phục hồi kinh tế trong nước phụ thuộc vào xuất cảng và khả năng của các công ty Mỹ bán hàng cho một thị trường tiêu thụ mênh mông và ngày càng phát triển của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.”
Ðầu tư vào Châu Á-Thái Bình Dương, cũng theo Ngoại Trưởng Hillary Clinton, không chỉ quan trọng với việc phục hồi kinh tế, mà còn đóng vai trò then chốt cho an ninh quốc gia.
Bài viết có đoạn: “Từ việc phát triển thị trường mới cho các doanh nghiệp Mỹ đến việc kềm chế phong trào chế tạo vũ khí hạt nhân đang lây lan để bảo vệ tự do hàng hải cho các thương thuyền của Hoa Kỳ, công tác đối ngoại của đất nước là chìa khóa cho sự thịnh vượng và an ninh trong nước.”
Chia sẻ những khó khăn của chính quyền, bà viết: “Thách thức của chúng ta hiện nay là phải xây dựng một mạng lưới ngoại giao bền vững với các đối tác và tổ chức ở khắp Thái Bình Dương thích hợp với lợi ích của Mỹ và có cùng các giá trị với Mỹ như mạng lưới mà chúng ta đã xây dựng được trên Ðại Tây Dương.”
Ðối ngoại, bài viết “America's Pacific Century” còn nhằm nhắn nhủ một quốc gia không nêu tên là Trung Quốc khi bà viết: “Về mặt chiến lược, duy trì hòa bình và an ninh trên khắp các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là điểm tối quan trọng cho tiến bộ toàn cầu, dù bằng phương cách bảo vệ tự do hàng hải ở biển Ðông, chống lại các nỗ lực phát triển hạt nhân của Bắc Hàn, hoặc đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của những cường quốc lớn trong khu vực.”
Giải thích sự có mặt của Hoa Kỳ trong vùng, bà Hillary Clinton nhận định vai trò của Châu Á là tối quan trọng đối với tương lai của Mỹ; và ngược lại, sự tham gia của Hoa Kỳ vào Châu Á là tối cần thiết với tương lai khu vực này.
“Có lẽ hơn bao giờ hết trong lịch sử hiện đại, khu vực này mong mỏi sự lãnh đạo của chúng ta (Hoa Kỳ) cũng như được giao thương với chúng ta.”
Bởi vì: “Chúng ta là cường quốc duy nhất với một mạng lưới các liên minh hùng mạnh trong khu vực mà không có tham vọng lãnh thổ, và một truyền thống đóng góp cho lợi ích chung từ bao lâu nay. Cùng với các đồng minh, chúng ta đã từng bảo đảm an ninh khu vực trong nhiều thập kỷ - tuần tra đường biển của Châu Á và giữ gìn sự ổn định trong vùng, và nhờ đó giúp kiến tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.”
Trong đoạn nhắn nhủ thẳng với Trung Quốc, bà Hillary kêu gọi Bắc Kinh hãy “vượt qua những ngần ngại bất chợt để thiếp lập một đối thoại quân sự bền vững với Hoa Thịnh Ðốn,” và nhấn mạnh: “Sự hợp tác mang đến cho chúng ta (cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc) lợi ích hơn xung đột rất nhiều!”
Với Việt Nam, Ngoại Trưởng Hillary Clinton nhắc lại điều kiện để trở thành đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ: “Chẳng hạn, chúng ta đã cho Việt Nam thấy rõ rằng, việc thiết lập mối quan hệ đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ đòi hỏi họ cần phải có những cải tiến xa hơn trong việc bảo vệ nhân quyền và tăng thêm tự do chính trị.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét