Trang

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Mỹ – Á thắt chặt quan hệ để đối phó với Trung Quốc

Dawn Nguyen – TTXVA chuyển ngữ



Đài Bắc, Đài Loan>> Khi tổng thống Barack Obama tới Úc vào thứ Tư để bắt đầu chuyến thăm 4 ngày ở các nước Châu Á Thái Bình Dương, Ông đã nhận được những sự tiếp đón thân tình của những nước đồng minh lâu năm ở Á Châu này.
Năm ngoái, Mỹ đã gia tăng mối quan hệ quân sự với các nước Á Châu, điều đó ngay lập tức xác nhận mối quan hệ đối tác cũng như chia sẻ mối quan ngại chung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hai phía đều thấy rằng họ cần nhau bây giờ hơn bất kỳ lúc nào khác.

Tại Úc, Obama đã tuyên bố một thỏa thuận cho phép gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở đất nước này. Đầu năm nay, Mỹ đã tiết lộ kế hoạch triển khai tàu quân sự tới Singapore. Malaysia cũng đã lần đầu tiên tham gia 2 cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp với Mỹ.
Với những diễn biến này, kết hợp với sự lui tới thường xuyên của các viên chức cấp cao Hoa Kỳ – Obama sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên tham gia cuộc họp thường niên của nguyên thủ các nước Đông Á cuối tuần này – việc này đã gỡ bỏ những lo ngại rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực sẽ giảm sút. Những diễn biến đó cũng thể hiện mối quan ngại ngày càng gia tăng về thái độ hiếu chiến của Trung Quốc trong những năm gần đây.
“Trung Quốc đang trở thành một gã khổng lồ to lớn”, Ông Raph Cossa, Chủ Tịch Diễn Đàn Thái Bình Dương CSIS, Một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hawaii, phát biểu. “Nhưng Mỹ còn lớn gấp đôi gã khổng lồ đó, vậy bạn chọn cái nào? Chúng tôi là gã khổng lồ có văn hóa; chơi với chúng tôi hẳn sẽ vui vẻ hơn là chơi với gã khổng lồ vô học.”
Từ năm 2009, Trung Quốc đã gia tăng đối đầu với các quốc gia Đông Nam Á trong những vụ tranh chấp lãnh thổ, từ chối lên án Bắc Triều Tiên trong vụ bắn chìm tàu hải quân Hàn Quốc, và leo thang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản đối với nhóm đảo giữa Okinawa và Đài Loan.
Ông John Lee, chuyên gia an ninh trường đại học Sydney phát biểu “Trước thời gian này đã có sự do dự rằng thể hiện rõ ràng sự thắt chặt mối quan hệ với Washington sẽ làm Bắc Kinh giận dữ. Nhưng sau năm 2010, các quốc gia trong khu vực có rất ít sự lựa chọn ngoài tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ để tạo sự tương quan và kìm hãm những ý định cũng như hành vi tiêu cực của Trung Quốc trong tương lai”
Chi tiêu quốc phòng Trung Quốc đã gia tăng gấp 3 lần bắt đầu từ những năm 1990, lên đến 160 tỉ USD trong năm ngoái, Quân đội nước này đã thử nghiệm phản lực chiến đấu cơ mà nước này đã ăn cắp công nghệ cũng như hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ ỡ châu Á chủ yếu tập trung ở Nhật Bản và Hàn Quốc, khoảng chừng 80.000 lính cùng một vài căn cứ không quân và hải quân. Nhật Bản là trung tâm chỉ huy của Hạm Đội 7, lực lượng hải lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Bằng cam kết rõ ràng này, Các đồng minh ở Đông Nam Á đã khẳng định quyết tâm đứng về phía Mỹ.
Ông Cossa cho rằng Hàn Quốc đặc biệt ấn tượng với quyết định của Obama đã gửi hàng không mẫu hạm hạt nhân USS George Washington tới Hoàng Hải để phô trương sức mạnh 1 ngày sau ngày Bắc Triều Tiên nã pháo vào 1 hòn đảo của Hàn Quốc 1 năm trước, và gửi quân đội tới hòn đảo này để quan sát cuộc diễn tập quân sự ở đó.
Nội các Nhật Bản đã thông qua một bản hướng dẫn vào năm ngoái về việc tăng cường liên minh quân sự mà chính phủ Nhật thấy là “cấp thiết” đối với an ninh quốc gia.
Dù từ chối bán cho Đài Loan máy bay F16 thế hệ mới và xoa dịu bằng thỏa thuận nâng cấp những phi đội F16 hiện tại, Hoa Kỳ vẫn giữ cho hòn đảo theo chế độ dân chủ nơi mà Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền dù trong danh nghĩa, trong vành đai an ninh của mình.
Ở Đông Nam Á, Việt Nam, Philippines, Malaysia vẫn đang bị Trung Quốc khống chế trong tranh chấp những đảo nhỏ ở Biển Đông. Trung Quốc tin rằng xung quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có thể có một trữ lượng dầu khí lớn – mặc dù những nước khác còn nghi ngờ – nên nước này đã có hành vi manh động để khẳng định chủ quyền đới với vùng biển này từ năm 2009.
Hoa Kỳ bắt đầu quay trở lại sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton ngầm chỉ trích hành vi của Trung Quốc trong 1 diễn đàn an ninh tổ chức tại Việt Nam tháng 07 năm 2010. Nước này đã gia tăng mối quan hệ với các đồng minh trong khu vực và thậm chí bắt đầu xây dựng mối quan hệ quân sự với cựu thù Việt Nam.
Vào tháng 6 này, tới lượt Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates nói sẽ triển khai những Tuần Duyên Hạm, những tàu chiến đấu loại nhỏ được thiết kế để hoạt động ven bờ tới Singapore. Một quốc gia nhỏ, giàu có nằm dọc eo Malacca, một tuyến đường biển chiến lược, nơi mà hầu hết những tàu chở dầu cho các quốc gia nhập khẩu dầu hỏa bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản đi qua.
Về lâu dài, việc suy giảm ngân sách trầm trọng của Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến việc triển khai quân sự trong khu vực, với việc Lầu Năm Góc có thể cắt giảm chi phí tới 450 tỷ USD cho 10 năm tới – tương đương chi phí quân sự hằng năm của Hoa Kỳ không bao gồm Afghanistan và Iraq.
Tuy nhiên trong chuyến viếng thăm Nhật Bản và Indonesia tháng trước, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã thẳng thừng gạt bỏ mọi suy đoán rằng việc cắt giảm ngân sách sẽ buộc Hoa Kỳ hạn chế sự có mặt ở châu Á. Ông nói:”Chúng tôi sẽ không chỉ đảm bảo mà còn gia tăng sự hiện tại vùng đất này của thế giới, Chúng tôi là quốc gia Thái Bình Dương, dĩ nhiên là phải có sự hiện diện ở Thái Bình Dương”
Trung Quốc cũng có thể phải đối mặt với những giới hạn chi tiêu quốc phòng. Nếu nước này không giữ được mức tăng trưởng kinh tế cao, việc này sẽ làm tiêu tan khả năng cạnh tranh quân sự của Trung Quốc với Hoa Kỳ.
“Dĩ nhiên là nếu Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng cao trong 20 năm nữa và Hoa Kỳ không tăng trưởng, khi đó cán cân quân sự và kinh tế sẽ thay đổi hoàn toàn. Tuy nhiên có nhiều lý do mạnh mẽ để thấy rằng với mô hình kinh tế xã hội hiện tại, Trung Quốc không thể nào tiếp tục duy trì mức tăng trưởng như hiện tại”. Ông Lee, một chuyên gia của Đại Học Sydney nhận xét.

Nguồn: http://www.staradvertiser.com/news/breaking/133886513.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét