Báo VnExpress dẫn nguồn báo nước ngoài cho biết, New7Wonders Foundation tổ chức cuộc thi kéo dài 4 năm nay để chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. 440 hình ảnh từ 220 quốc gia và lãnh thổ đã được gửi tới New7Wonders. Một nhóm dẫn đầu bởi giáo sư Federico Zaragoza, cựu giám đốc của UNESCO, rút gọn danh sách này xuống còn 28.
Tuy nhiên, hồi tháng 5, Maldives tuyên bố rút khỏi cuộc đua với lý do bị nhà tổ chức đòi 500.000 USD tiền quảng bá. Theo sau họ, hồi tháng 8, chính phủ Indonesia, đại diện cho công viên quốc gia trên đảo Komodo, cũng rút lui. Họ cho biết nhà tổ chức đòi 10 triệu USD cho tiền bản quyền và 47 triệu USD để tổ chức lễ kết thúc chương trình.Todung Mulya Lubis, một luật sư đại diện cho ngành du lịch Indonesia, cho biết họ vẫn đang xem xét việc kiện nhà tổ chức. “Chúng tôi muốn cho họ thấy rằng một cuộc thi thu hút sự chú ý của toàn thế giới như thế này, họ phải đối xử công bằng với tất cả các bên tham gia”.
VnExpress cũng dẫn thông tin từ báo nước ngoài cho hay, New7Wonders Foundation bác bỏ việc họ đòi phí để quảng bá. Phát ngôn viên Eamonn Fitzgerald cho biết các cáo buộc này là không có cơ sở. “Chúng tôi mong thu được tiền trong chiến dịch này song tất cả số tiền chỉ dùng để duy trì cuộc bình chọn và chiến dịch này”, ông nói.
VnExpress cũng dẫn thông tin từ báo nước ngoài cho hay, New7Wonders Foundation bác bỏ việc họ đòi phí để quảng bá. Phát ngôn viên Eamonn Fitzgerald cho biết các cáo buộc này là không có cơ sở. “Chúng tôi mong thu được tiền trong chiến dịch này song tất cả số tiền chỉ dùng để duy trì cuộc bình chọn và chiến dịch này”, ông nói.
“Chúng tôi không công bố đã nhận được bao nhiêu phiếu bình chọn. Chiến dịch trước, chúng tôi nhận được 100 triệu phiếu và mục tiêu lần này là 1 tỷ”.
Fitzgerald cho hay họ tính nhiều loại phí cho việc sử dụng thương hiệu New7Wonders song không nói rõ con số. “Số tiền này tùy vào từng nước. Chúng tôi không bình luận về các vấn đề kinh doanh và thương mại, vốn là nguyên tắc trong giới kinh doanh”.
Chuyên gia vận động môi trường Tony Juniper cho hay ý tưởng bình chọn là tốt trên lý thuyết song việc tính phí không thích hợp. “Việc đòi tiền phí để dành cho chiến dịch quảng bá là không hay, đặc biệt là khi có những nước đang phát triển tham gia và họ không hề biết về điều đó từ đầu”, ông nói.
Trước đó, ngay sau khi cuộc bầu chọn vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới thế giới kết thúc, trả lời về chuyện Tổ chức New Open World nhận được bao nhiêu tiền từ số lượng 24 triệu tin nhắn của người dân Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tình – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH-TT-DL) cho biết: “Trong cuộc bình chọn này, Bộ VH-TT-DL đã làm việc với Bộ TT-TT nhờ giúp đỡ để tính sao cho số tiền mỗi tin nhắn là ít nhất. Sau khi tính toán, số tiền còn lại là 630 đồng/tin nhắn.
Trong số tiền đó, chúng tôi phải trả cho nhà mạng 300 đồng, trả cho Tổ chức New Open World 300 đồng tiền bản quyền. Trước đó, họ có hợp đồng rõ rằng, trong 300 đồng đó không bao gồm tiền thuế tin nhắn, tiền chuyển tiền, 30 đồng còn lại là số tiền để đóng thuế. Như vậy, theo thông tin từ phía Cục Hợp tác quốc tế đưa ra, có thể ước tính số tiền mà NOW thu được khoảng 7,5 tỷ đồng”.
Fitzgerald cho hay họ tính nhiều loại phí cho việc sử dụng thương hiệu New7Wonders song không nói rõ con số. “Số tiền này tùy vào từng nước. Chúng tôi không bình luận về các vấn đề kinh doanh và thương mại, vốn là nguyên tắc trong giới kinh doanh”.
Chuyên gia vận động môi trường Tony Juniper cho hay ý tưởng bình chọn là tốt trên lý thuyết song việc tính phí không thích hợp. “Việc đòi tiền phí để dành cho chiến dịch quảng bá là không hay, đặc biệt là khi có những nước đang phát triển tham gia và họ không hề biết về điều đó từ đầu”, ông nói.
Trước đó, ngay sau khi cuộc bầu chọn vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới thế giới kết thúc, trả lời về chuyện Tổ chức New Open World nhận được bao nhiêu tiền từ số lượng 24 triệu tin nhắn của người dân Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tình – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH-TT-DL) cho biết: “Trong cuộc bình chọn này, Bộ VH-TT-DL đã làm việc với Bộ TT-TT nhờ giúp đỡ để tính sao cho số tiền mỗi tin nhắn là ít nhất. Sau khi tính toán, số tiền còn lại là 630 đồng/tin nhắn.
Trong số tiền đó, chúng tôi phải trả cho nhà mạng 300 đồng, trả cho Tổ chức New Open World 300 đồng tiền bản quyền. Trước đó, họ có hợp đồng rõ rằng, trong 300 đồng đó không bao gồm tiền thuế tin nhắn, tiền chuyển tiền, 30 đồng còn lại là số tiền để đóng thuế. Như vậy, theo thông tin từ phía Cục Hợp tác quốc tế đưa ra, có thể ước tính số tiền mà NOW thu được khoảng 7,5 tỷ đồng”.
Trong khi đó, trao đổi với PV Bee.net.vn, ông Nguyễn Xuân Thắng – Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng nói rằng: Không ai cấm việc New Open World Corporation (NOWC) đưa ra bảy miếng bánh để các quốc gia tự ganh đua nhau, cũng không ai ngăn cản các quốc gia tham gia cuộc chạy đua này, mặc dù về thực chất đó là một việc làm mạo phạm đến sĩ diện của nhiều quốc gia. Đã có một số quốc gia lên tiếng phản ứng trò chơi của NOWC. Tuy nhiên, đa số chính phủ các nước không ngăn cản và cũng không khuyến khích công dân họ tham gia cuộc bình chọn này – vì họ chỉ coi đó là một cuộc chơi vô bổ của cư dân mạng. Với một thái độ như vậy, UNESCO không công khai phê phán gay gắt, nhưng UNESCO cũng không hợp tác với NOWC trong suốt hai cuộc bình chọn vừa qua.
Ông Thắng cũng đặt ra câu hỏi: “Hạ Long của chúng ta sẽ được gì với cái vương miện “top 7” thế giới do chính chúng ta đã tự phong cho mình? Có lẽ người được lợi nhất chỉ là Công ty NOWC và các công ty tổ chức sự kiện ăn theo”.
PL (Tổng hợp)
Ông Thắng cũng đặt ra câu hỏi: “Hạ Long của chúng ta sẽ được gì với cái vương miện “top 7” thế giới do chính chúng ta đã tự phong cho mình? Có lẽ người được lợi nhất chỉ là Công ty NOWC và các công ty tổ chức sự kiện ăn theo”.
PL (Tổng hợp)
VĂN HÓA VIỆT ĐÂU PHẢI TỰ KHOE MÌNH?
Lê Văn Thưa
Muốn được vinh danh, hoành tráng ư? Ngay cả Giang sơn của một đất nước vốn có đã hàng nghìn năm bổng dưng nay muốn thành kỳ quan thế giới. Thật đơn giản chỉ cần thông qua NewOpenWorld (một tổ chức cá nhân) rồi tự bình chọn lấy mình là xong rồi tung hô ra thế giới rằng: Vịnh Hạ long – Việt nam ta kỳ quan đẹp nhất đây!
Tưởng rằng mình tôi là kẻ đơn độc không quan tâm đến cuộc bình chọn kỳ quặc ồn ảo này. Nhưng hóa ra nhiều người cũng đồng quan điểm đặc biệt là ông Nguyễn Xuân Thắng – Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới. Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam. Vâng qua ý kiến của ông Thắng từ bài báo “Liệu có lợi ích gì từ cuộc bình chọn vịnh Hạ long?” ( http://bee.net.vn/channel/1988/201111/Lieu-co-loi-ich-gi-tu-cuoc-binh-chon-Vinh-Ha-Long-1817278/ ) là một người dân tôi càng vỡ vạc ra vấn đề. Bình chọn theo kiểu “Con hát mẹ khen”, một kỳ quan thế giới mà hô hào người dân trong nước hãy bình chọn lấy thật nhiều lần vào, ai bình chọn là thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Trời ơi – Lòng yêu nước! tưởng rằng là phải xã thân là quên mình vì tổ quốc. Ai ngờ cũng ngang đồng với người chỉ qua vài nút ấn từ máy tính hay điện thoại được dí tận tay. Vậy thì ai mà không thể hiện nhiều lần lòng yêu nước của mình qua cái cách bình chọn dể dãi này?
Tiếc rằng nền văn hóa phương Đông, bản sắc truyền thống văn hóa người Việt xưa nay vốn kiêm nhường, đôn hậu, chất phác. Ai đời ngày nay lại tỏ ra chơi trội khoe mẻ muốn hơn người, hơn cả mọi quốc gia. Được gì từ tự bầu chọn vịnh Hạ long kỳ quan thế giới hay đã làm lệch lạc những gì từ nền văn hóa vốn có của một dân tộc?!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét