WASHINGTON DC (NV) - Vấn đề nhân quyền nghiêm trọng nhất tại Việt Nam là nhà cầm quyền giới hạn thật chặt chẽ các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ, lại còn gia tăng giới hạn các quyền tự do của công dân. Trong khi đó hệ thống tư pháp và công an lại tham nhũng.
Ðây là những nét tổng quát trước khi nêu ra các dẫn chứng cụ thể về tình hình nhân quyền tại Việt Nam năm 2011 mới được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố hôm Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012.
Bản phúc trình nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục siết chặt hơn nữa quyền tự do thông tin, tự do phát biểu, hội họp, lập hội. Những vụ gia tăng đàn áp các người bất đồng chính kiến giới hạn sử dụng Internet qua những vụ tấn công các diễn đàn, trang mạng điện tử cũng như canh chừng các người viết blogs.
Guồng máy công an thì tham nhũng ở đủ mọi cấp. Nhà cầm quyền cấm các tổ chức nhân quyền độc lập hoạt động. Trong khi đó, các vụ bạo hành và kỳ thị đối với phụ nữ cũng như các vụ buôn người kể cả lạm dụng tình dục trẻ em vẫn tiếp tục là những vấn nạn lớn trong xã hội Việt Nam.
Trong phần tổng quan của 31 trang phúc trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam năm 2011, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng nhà cầm quyền không luôn luôn truy tố và kết án các viên chức lạm dụng quyền hành, vì vậy mà nhiều tên công an đã hành động mà không bị trừng phạt.
Ði vào chi tiết, bản phúc trình nói năm 2011 đã có tới 19 người dân đã chết vì bị công an tra tấn đánh đập. Các vụ bắt giữ cũng như xử án đều không được thi hành theo đúng thủ tục tố tụng hình sự cũng như áp dụng đúng luật hình sự để người dân được xét xử một cách công bằng.
Quyền tự do thông tin, báo chí, hội họp, lập hội mà Hiến Pháp của chế độ công nhận đã không được tôn trọng. Nhà cầm quyền dùng điều luật mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước,” hoặc “gây chia rẽ tôn giáo” hay “hoạt động lật đổ” hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”... để bỏ tù người dân.
Chế độ Hà Nội đã bỏ tù nhiều người vì dùng Internet để phổ biến ý kiến chính trị cá nhân. Nổi tiếng nhất năm ngoái là bỏ tù Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, tiếp tục bỏ tù blogger Ðiếu Cày cũng như bắt 18 thanh niên Công Giáo phần lớn thuộc giáo phận Công Giáo Vinh.
Bản phúc trình nhân quyền tại Việt Nam năm 2011 mới công bố cũng đều nêu ra các chứng cứ cụ thể chứng minh chế độ Hà Nội vẫn vi phạm nhân quyền và có vẻ ngày càng tệ hại hơn. Năm nào cũng bị Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) hối thúc chính phủ đưa tên nước Việt Nam trở lại “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt” (CPC) vì nhà cầm quyền Việt Nam vẫn đàn áp tự do tôn giáo nghiêm trọng.
Ðầu tháng 3 vừa qua, Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa thấy được biểu quyết trong một phiên họp khoáng đại để chuyển sang Thượng Viện.
Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam đã nhiều lần được thông qua ở Hạ Viện nhưng chưa bao giờ được thông qua ở Thượng Viện.
Hiện nay, Hoa Kỳ đang chuyển hướng chiến lược toàn cầu về phía Á Châu. Tổng Thống Barrack Obama và Ngoại Trưởng Hillary Clinton cũng từng đề cập trực tiếp tới vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn chẳng có gì thay đổi. Chế độ Hà Nội vẫn tiếp tục sử dụng bàn tay sắt để đàn áp nhân quyền. (TN)
Giáo dân biểu tình trên đường phố Vinh phản đối phiên tòa xử 4 sinh viên Công Giáo. (Hình: chuacuuthe.com.jpg) |
Ðây là những nét tổng quát trước khi nêu ra các dẫn chứng cụ thể về tình hình nhân quyền tại Việt Nam năm 2011 mới được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố hôm Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012.
Bản phúc trình nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục siết chặt hơn nữa quyền tự do thông tin, tự do phát biểu, hội họp, lập hội. Những vụ gia tăng đàn áp các người bất đồng chính kiến giới hạn sử dụng Internet qua những vụ tấn công các diễn đàn, trang mạng điện tử cũng như canh chừng các người viết blogs.
Guồng máy công an thì tham nhũng ở đủ mọi cấp. Nhà cầm quyền cấm các tổ chức nhân quyền độc lập hoạt động. Trong khi đó, các vụ bạo hành và kỳ thị đối với phụ nữ cũng như các vụ buôn người kể cả lạm dụng tình dục trẻ em vẫn tiếp tục là những vấn nạn lớn trong xã hội Việt Nam.
Trong phần tổng quan của 31 trang phúc trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam năm 2011, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng nhà cầm quyền không luôn luôn truy tố và kết án các viên chức lạm dụng quyền hành, vì vậy mà nhiều tên công an đã hành động mà không bị trừng phạt.
Ði vào chi tiết, bản phúc trình nói năm 2011 đã có tới 19 người dân đã chết vì bị công an tra tấn đánh đập. Các vụ bắt giữ cũng như xử án đều không được thi hành theo đúng thủ tục tố tụng hình sự cũng như áp dụng đúng luật hình sự để người dân được xét xử một cách công bằng.
Quyền tự do thông tin, báo chí, hội họp, lập hội mà Hiến Pháp của chế độ công nhận đã không được tôn trọng. Nhà cầm quyền dùng điều luật mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước,” hoặc “gây chia rẽ tôn giáo” hay “hoạt động lật đổ” hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”... để bỏ tù người dân.
Chế độ Hà Nội đã bỏ tù nhiều người vì dùng Internet để phổ biến ý kiến chính trị cá nhân. Nổi tiếng nhất năm ngoái là bỏ tù Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, tiếp tục bỏ tù blogger Ðiếu Cày cũng như bắt 18 thanh niên Công Giáo phần lớn thuộc giáo phận Công Giáo Vinh.
Bản phúc trình nhân quyền tại Việt Nam năm 2011 mới công bố cũng đều nêu ra các chứng cứ cụ thể chứng minh chế độ Hà Nội vẫn vi phạm nhân quyền và có vẻ ngày càng tệ hại hơn. Năm nào cũng bị Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) hối thúc chính phủ đưa tên nước Việt Nam trở lại “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt” (CPC) vì nhà cầm quyền Việt Nam vẫn đàn áp tự do tôn giáo nghiêm trọng.
Ðầu tháng 3 vừa qua, Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa thấy được biểu quyết trong một phiên họp khoáng đại để chuyển sang Thượng Viện.
Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam đã nhiều lần được thông qua ở Hạ Viện nhưng chưa bao giờ được thông qua ở Thượng Viện.
Hiện nay, Hoa Kỳ đang chuyển hướng chiến lược toàn cầu về phía Á Châu. Tổng Thống Barrack Obama và Ngoại Trưởng Hillary Clinton cũng từng đề cập trực tiếp tới vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn chẳng có gì thay đổi. Chế độ Hà Nội vẫn tiếp tục sử dụng bàn tay sắt để đàn áp nhân quyền. (TN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét