Trang

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Mối đe dọa về tình trạng gia tăng do thám của Trung Quốc (tiếp theo và hết)

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
(tiếp theo và hết)
Nguy hiểm hơn cả hoạt động tình báo: Các khả năng tấn công
Các cơ quan tình báo Trung Quốc rõ ràng có liên quan đến việc thu thập thông tin trên quy mô lớn. Một số nhà phân tích thậm chí còn đề cập đến chiến lược của chế độ như một loại tiếp cận kiểu "Máy hút bụi". Tuy nhiên, việc thu thập thông tin tình báo chỉ là một phần của bài toán đố.
Các nhà phân tích nói rằng, có lẽ thậm chí còn đáng báo động hơn so với việc theo dõi những người bất đồng chính kiến và ăn cắp bí mật thương mại, là những bằng chứng chồng chất về khả năng ngày càng cao của chế độ và việc sẵn sàng sử dụng các dịch vụ gián điệp của mình để tấn công. Số lượng về các minh chứng đang gia tăng nhanh chóng.


Trong lĩnh vực mạng, việc sử dụng các chiến thuật tấn công của Trung Quốc đã được nhấn mạnh một lần nữa chỉ mới vào tháng trước. Như bản tin của tờ Diplomat ngày 25 tháng 8, một đoạn video về chiến tranh mạng đã được phát sóng trên kênh truyền hình quân sự của nhà nước Trung Quốc từng là một đoạn phim ngắn nhưng phải khiến cả thế giới phải lo lắng.
Khúc phim rõ ràng cho thấy một chương trình máy tính cũ của Viện cơ điện tử Quân đội Giải phóng Nhân dân được sử dụng để tấn công một trang web ở Mỹ có liên quan đến phái Pháp Luân Công thông qua một mạng lưới của trường đại học của Mỹ. Và, dù cho các khúc phim ngắn chỉ cho thấy các phương pháp đã lỗi thời và kém tinh vi, các nhà phân tích cho rằng khúc phim quan trọng vì một số lý do – và việc cung cấp thêm bằng chứng về các hoạt động tấn công mạng của Trung Quốc là một trong những lý do đó.
Một báo cáo năm 2009 cho Uỷ ban an ninh và kinh tế Mỹ-Trung về các khả năng mạng của Trung Quốc cũng cho thấy rằng chiến lược chiến tranh thông tin của chế độ cho thấy các đặc điểm nổi bật về hoạt động tấn công. Theo các tác giả phân tích chiến lược của chế độ, các công cụ sẽ được sử dụng rộng rãi ngay từ các giai đoạn sớm nhất của một cuộc xung đột, và có thể hạ thủ trước.
Nghiên cứu này cũng lưu ý rằng các thành viên tại Đại học Quốc phòng Công nghệ Quốc gia Trung Quốc "đang tích cực tham gia nghiên cứu về cá kỹ thuật tấn công hoặc khai thác mạng lưới ". Khai thác, nghiên cứu và phát triển "nhiều kỹ thuật chiến tranh công nghệ thông tin đa dạng" cũng được tiến hành bởi viện giám sát bởi của Quân đội Giải phóng Trung Quốc.
Một lĩnh vực quan tâm khác là hoạt động bí mật của Trung Quốc ở nước ngoài. “Các mục tiêu được biết đến của họ là vô giới hạn" Fisher nói. “Nếu Trung Quốc đã nhắm một nước nào là mục tiêu cho nguồn lực của mình và quyết định duy trì một chế độ độc hại để bảo vệ lợi ích, họ sẽ cung cấp phương tiện cho chế độ ấy, nghĩa là họ cũng sẽ thu thập một cơ sở dữ liệu rộng rãi để giúp đỡ chế độ ấy tránh được các mối đe dọa”.
Chiến lược này - từng bí mật chống đỡ cho các nhà độc tài thân thiện của mình - đã được chứng minh gần đây khi dường như Trung Quốc đã bị bắt quả tang lặng lẽ trang bị vũ khí cho Gaddafi sau khi cuộc nội chiến ở Libya khởi sự. Theo tài liệu rò rỉ vào đầu tháng Chín cho biết, trong một hành vi vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế, Trung Quốc được báo cáo là đã cung cấp vũ khí cho nhà độc tài Libya ngay cả trong những tuần cuối cùng của cuộc chiến.
Động thái này - từng được cẩn thận tính toán đến những nguy cơ - rõ ràng đòi hỏi đến những hiểu biết rất tường tận về tiềm năng phản ứng của Mỹ và NATO. “Loại dự phóng quyền lực rất có chủ đích này sẽ trở thành tiêu lệnh khi Trung Quốc xây dựng dự phóng quyền lực Hải và Không quân của họ, vốn có hạn định vào những năm 2020", Fisher cảnh báo.
Và mặc dù chế độ của Gaddafi có thể sụp đổ, ông lưu ý, Trung Quốc vẫn có được một mạng lưới hỗ trợ quốc tế gia tăng, bao gồm cả các chế độ cầm quyền ởBắc Triều Tiên, Pakistan, Iran, Cuba, Venezuela và Zimbabwe. Các thành phần quan trọng khác trong mạng mở rộng hữu nghị của cộng đồng tình báo Trung Quốc là các tổ chức tội phạm toàn cầu và các “chiến binh tự do trên mạng ảo” hoặc các “nhà thầu phụ" và bọn "cướp biển”, như Fisher đề cập đến.
Việc liên kết với các tổ chức tội phạm và cái gọi là đội ngũ 'tin tặc yêu nước" giúp chế độ một số mức độ chối tội chính đáng trong các hoạt động bí mật và các cuộc tấn công mạng. Nhưng giữa việc ủng hộ những người xã hội chủ nghĩa quyền lực, thâm nhập vào cơ sở hạ tầng quan trọng, và việc phá hoại hệ thống máy tính, các hoạt động tình báo hung hăng của Trung Quốc ở nước ngoài đang ngày càng gây nghi ngại trên toàn thế giới.
Theo Juneau-Katsuya, sự thiết kế tổng thể không phức tạp đến thế. "Nếu bạn muốn hiểu được chiến lược mà tình báo và chính phủ Trung Quốc đang sử dụng, bạn cần phải tham khảo đến loại Cờ Vây (Go)" ông nói, lưu ý rằng trò chơi này là phổ biến trong giới quân sự hàng đầu của Trung Quốc.
Trò chơi cổ xưa ấy khá đơn giản: Mục đích là để bao vây đối thủ của mình và kiểm soát hầu hết lãnh thổ. Đó chính là chiến lược mà họ đang sử dụng, Juneau-Katsuya nói, dẫn chứng lý do là sự hiện diện ngày càng tích cực của chế độ trên khắp thế giới - đặc biệt là ở châu Phi – như một ví dụ của các kế hoạch trong hành động.
Việc Bảo vệ chống lại các mối đe dọa
Có một số bất đồng giữa các chuyên gia về việc liệu các chính phủ có đang làm đủ để tự bảo vệ mình và người dân khỏi các mối đe dọa của gián điệp Trung Quốc. Nhưng đa số trong các quốc gia từ Canada, Úc, các nước châu Âu đến Ấn Độ là cần phải hành động nhiều - nhiều hơn nữa. Các nước nhỏ trong vùng lân cận với Trung Quốc có lẽ nằm trong số những nước dễ bị tổn thương nhất.
Theo các nhà phân tích, bất kể như thế nào, là hầu hết các công ty và các tổ chức đã không theo kịp đưọc với việc phát triển khả năng hoạt động gián điệp nhanh chóng của Trung Quốc. Và Trung Quốc đang tận dụng tất cả các cơ hội ấy.
“Họ hiểu rất rõ rằng thế giới phương Tây đang ngủ quên không hành động khi nói đến tất cả những điều này, và đa số người dân không chú ý đến an ninh của hệ thống của họ” Juneau-Katsuya nói. "Đó là chỗ yếu nhất”.
Phát ngôn viên FBI Bill Carter nói rằng sau nạn khủng bố, phản gián "là ưu tiên số hai trong FBI, và một nguồn lực đáng kể đã được dành cho các hoạt động chống phản gián của chúng tôi. “Các dữ kiện chính xác là bí mật, ông nói thêm. Chúng ta không muốn cho đối thủ biết được về khả năng của mình”.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã không đáp ứng với yêu cầu bình luận. Cơ quan tình báo an ninh công cộng Nhật Bản cũng thế. Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy tối thiểu là một số chính phủ đang nghiêm túc về hoạt động phản gián và mối đe dọa của các gián điệp Trung Quốc.
Chẳng hạn như, gần đây nhiều chính phủ hơn đã bắt đầu hành động chống lại việc các công ty quốc doanh Trung Quốc từng tim cách mua các công ty thuộc loại chiến lược nhạy cảm. Và gia tăng các mối lo ngại về việc sử dụng công nghệ - đặc biệt trong lĩnh vực truyền thong của Trung Quốc - đã được biểu lộ bởi các quan chức trên khắp thế giới.
Bằng cách nâng cao nhận thức công chúng về hoàn cảnh của họ, những nỗi sợ hãi của những người bất đồng chính kiến lưu vong cũng đang được quan tâm nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, các nạn nhân bị đàn áp ở nước ngoài của chế độ Cộng sản vẫn nói rằng còn nhiều việc hơn nữa phải được thực hiện.
Theo phỏng vấn của tờ Diplomat, các chiến lược đối phó với mối đe dọa được các nhà phân tích cho biết là rất khác nhau. Từ việc hạn chế số lượng các công dân Trung Quốc được cho phép vào các nước khác đến việc phải phát triển các tổ chức đa phương mới để giải quyết vấn đề. Nhiều tài nguyên hơn phải dành ra cho công việc chống phản gián, phải trừng phạt cứng rắn hơn đối với các điệp viên bị kết án, phải có được những hệ thống mã hóa tốt hơn và sự tham dự nhiều hơn của khu vực tư nhân cũng được đề cập đến.
Nhưng có một điểm đặc biệt đã được lặp đi lặp lại nhiều lần. Các nhà phân tích cho rằng, cho đến nay, yếu tố quan trọng nhất trong trận chiến chống do thám, phản gián Trung Quốc là việc phải nhận thức rõ ràng, rộng lớn hơn về hiểm họa ấy.
Nguồn: The Diplomat

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét