Hơn một năm kể từ khi vụ thua lỗ kỷ lục tại tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin bị vỡ lở, những hệ luỵ của nó lại ám ảnh khi một chủ nợ nước ngoài phát đơn khởi kiện công ty này tại toà thương mại thượng thẩm ở London, Anh quốc.
Việc Elliott khởi kiện Vinashin và các công ty con cho thấy việc đàm phán nợ giữa Vinashin và các chủ nợ nước ngoài (nếu có) đã thất bại. Ảnh: Phan Quang
Vinashin chính thức bị kiện
Thay đổi vai trò, thích ứng thời cuộc: Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước
VN bác đề xuất Mỹ về khối quốc doanh
Kinh tế khó khăn, đại biểu – doanh nhân nói gì?
Toà này cho biết chỉ cung cấp chi tiết đơn kiện khi bị đơn là Vinashin xác nhận là đã biết mình bị kiện. Tại thời điểm hiện tại, thông tin duy nhất được cung cấp là việc công ty Elliott VIN có trụ sở ở Hà Lan, một chủ nợ của Vinashin, kiện tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Vinashin và 21 công ty thành viên.
Tính đến thời điểm cuối năm ngoái, theo báo cáo trước Quốc hội của ông Vũ Văn Ninh, bộ trưởng Tài chính lúc bấy giờ, nay là phó Thủ tướng, tổng nợ của Vinashin ở mức 86.000 tỉ đồng (khoảng hơn 4 tỉ USD.) Trong tổng số nợ này, có khoảng 750 triệu USD là trái phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành rồi sau đó cho Vinashin vay. Khoản nợ này hoàn toàn là nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước. Bên cạnh đó lại có thêm một khoản 600 triệu USD do ngân hàng Credit Suisse bảo lãnh phát hành cho Vinashin vay trên thị trường quốc tế. Đây là hai khoản nợ nước ngoài chủ yếu của Vinashin, bên cạnh một số khoản vay thương mại khác từ các ngân hàng nước ngoài khác. Phần nợ còn lại là vay từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước.
Khi quyết định tái cơ cấu Vinashin được đưa ra hồi tháng 10.2010, Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng trong nước giãn nợ, khoanh nợ với các khoản vay không trả nổi của tập đoàn này và cho vay thêm để Vinashin có tiền trả lương cho nhân viên và duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh. Riêng đối với khoản nợ 600 triệu USD, theo khế ước vay, bắt đầu từ năm 2010 Vinashin phải trả phần gốc (và lãi) chia ra làm mười lần, lần đầu tiên là 60 triệu USD vào tháng 12.2010. Vinashin đã không trả được ở kỳ đến hạn này.
Các nguồn tin cho thấy Elliott nằm trong số nhiều chủ nợ nước ngoài nắm giữ khoản nợ 600 triệu USD. Chưa có thông tin chính xác về số nợ mà công ty này nắm giữ. Chủ nợ lớn nhất của khoản 600 triệu USD này được cho là Credit Suisse, công ty đứng ra dàn xếp khoản vay này. Credit Suisse bấy lâu nay vẫn kín tiếng về mọi hoạt động của họ ở Việt Nam. Công ty này có nhiều mối làm ăn ở Việt Nam, bao gồm cả các công ty nhà nước (như Mobifone, Vietcombank) đến công ty tư nhân (như Hoàng Anh Gia Lai). Ngân hàng Standard Chartered cũng là một chủ nợ của Vinashin, nhưng cách đây vài tháng đã bán các khoản nợ này và không còn là chủ nợ của Vinashin nữa.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, khi còn là phó Thủ tướng, cho báo giới biết khoản nợ 600 triệu USD thuộc trách nhiệm trực tiếp của Vinashin, do Vinashin trực tiếp đi vay.
Đa số các khoản vay nước ngoài của Vinashin do tập đoàn mẹ đứng ra vay sau đó phân bổ vốn cho các công ty thành viên. Đây có thể là lý do các công ty thành viên đều bị liên đới trong đơn kiện.
Các thông tin trước đó cho biết hội đồng quản trị của Vinashin, đứng đầu là ông Nguyễn Ngọc Sự, chủ tịch mới được bổ nhiệm (thay ông Phạm Thanh Bình bị bắt), yêu cầu các chủ nợ phải giảm bớt phần lớn số nợ hiện nay. Việc Elliott khởi kiện Vinashin và các công ty con cho thấy việc đàm phán nợ giữa Vinashin và các chủ nợ nước ngoài (nếu có) đã thất bại. Trong khi đó, chi tiết về việc xử lý các khoản nợ với các ngân hàng trong nước cũng không được công bố chính thức.
Việc Elliott khởi kiện Vinashin và các công ty con cho thấy việc đàm phán nợ giữa Vinashin và các chủ nợ nước ngoài (nếu có) đã thất bại. Ảnh: Phan Quang
Vinashin chính thức bị kiện
Thay đổi vai trò, thích ứng thời cuộc: Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước
VN bác đề xuất Mỹ về khối quốc doanh
Kinh tế khó khăn, đại biểu – doanh nhân nói gì?
Toà này cho biết chỉ cung cấp chi tiết đơn kiện khi bị đơn là Vinashin xác nhận là đã biết mình bị kiện. Tại thời điểm hiện tại, thông tin duy nhất được cung cấp là việc công ty Elliott VIN có trụ sở ở Hà Lan, một chủ nợ của Vinashin, kiện tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Vinashin và 21 công ty thành viên.
Tính đến thời điểm cuối năm ngoái, theo báo cáo trước Quốc hội của ông Vũ Văn Ninh, bộ trưởng Tài chính lúc bấy giờ, nay là phó Thủ tướng, tổng nợ của Vinashin ở mức 86.000 tỉ đồng (khoảng hơn 4 tỉ USD.) Trong tổng số nợ này, có khoảng 750 triệu USD là trái phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành rồi sau đó cho Vinashin vay. Khoản nợ này hoàn toàn là nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước. Bên cạnh đó lại có thêm một khoản 600 triệu USD do ngân hàng Credit Suisse bảo lãnh phát hành cho Vinashin vay trên thị trường quốc tế. Đây là hai khoản nợ nước ngoài chủ yếu của Vinashin, bên cạnh một số khoản vay thương mại khác từ các ngân hàng nước ngoài khác. Phần nợ còn lại là vay từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước.
Khi quyết định tái cơ cấu Vinashin được đưa ra hồi tháng 10.2010, Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng trong nước giãn nợ, khoanh nợ với các khoản vay không trả nổi của tập đoàn này và cho vay thêm để Vinashin có tiền trả lương cho nhân viên và duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh. Riêng đối với khoản nợ 600 triệu USD, theo khế ước vay, bắt đầu từ năm 2010 Vinashin phải trả phần gốc (và lãi) chia ra làm mười lần, lần đầu tiên là 60 triệu USD vào tháng 12.2010. Vinashin đã không trả được ở kỳ đến hạn này.
Các nguồn tin cho thấy Elliott nằm trong số nhiều chủ nợ nước ngoài nắm giữ khoản nợ 600 triệu USD. Chưa có thông tin chính xác về số nợ mà công ty này nắm giữ. Chủ nợ lớn nhất của khoản 600 triệu USD này được cho là Credit Suisse, công ty đứng ra dàn xếp khoản vay này. Credit Suisse bấy lâu nay vẫn kín tiếng về mọi hoạt động của họ ở Việt Nam. Công ty này có nhiều mối làm ăn ở Việt Nam, bao gồm cả các công ty nhà nước (như Mobifone, Vietcombank) đến công ty tư nhân (như Hoàng Anh Gia Lai). Ngân hàng Standard Chartered cũng là một chủ nợ của Vinashin, nhưng cách đây vài tháng đã bán các khoản nợ này và không còn là chủ nợ của Vinashin nữa.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, khi còn là phó Thủ tướng, cho báo giới biết khoản nợ 600 triệu USD thuộc trách nhiệm trực tiếp của Vinashin, do Vinashin trực tiếp đi vay.
Đa số các khoản vay nước ngoài của Vinashin do tập đoàn mẹ đứng ra vay sau đó phân bổ vốn cho các công ty thành viên. Đây có thể là lý do các công ty thành viên đều bị liên đới trong đơn kiện.
Các thông tin trước đó cho biết hội đồng quản trị của Vinashin, đứng đầu là ông Nguyễn Ngọc Sự, chủ tịch mới được bổ nhiệm (thay ông Phạm Thanh Bình bị bắt), yêu cầu các chủ nợ phải giảm bớt phần lớn số nợ hiện nay. Việc Elliott khởi kiện Vinashin và các công ty con cho thấy việc đàm phán nợ giữa Vinashin và các chủ nợ nước ngoài (nếu có) đã thất bại. Trong khi đó, chi tiết về việc xử lý các khoản nợ với các ngân hàng trong nước cũng không được công bố chính thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét