Trang

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Trung Quốc đề nghị chia đôi Thái Bình Dương

Nhiều người tỏ ý Trung Quốc hiện nay to lớn như thế nào? Về mặt lãnh thổ không cần bàn cãi. Trung Quốc thật sự rộng lớn. Nhưng nền kinh tế của Trung Quốc đã thể hiện cơ bắp của mình ở mức toàn cầu. Sự to lớn của Trung Quốc thể hiện ở tầm mức có thể ép Hoa Kỳ không gặp đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ lưu vong của người Tây Tạng ở phòng Bầu Dục mà gặp ở phòng Bản Đồ. Và Trung Quốc còn chứng minh sự to lớn của mình bằng phản đối nảy lửa sau cuộc gặp đó.

Quan chức Trung Quốc muốn chia đôi Thái Bình Dương. Người Mỹ nói không, xin cảm ơn.

          Sự to lớn của Trung Quốc cũng doạ được Nhật Bản sau khi nền quốc phòng Nhật Bản ra sách trắng. Trung Quốc đã lớn tiếng nói: “Nhật Bản vô trách nhiệm”…
          Nhìn lại những nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, vào thời điểm thập niên 1920-1930, Nhật Bản được điều hành bởi nhóm lãnh đạo quân phiệt và lúc đó ý định biến thành cường quốc đã đưa Nhật Bản vào tham chiến thế giới thứ hai cùng Đức-Ý. Thời buổi đó, Nhật Bản cũng khát dầu lửa cho nền kinh tế tăng trưởng chóng mặt của mình. Và đi xâm lược là nhằm chia lại thuộc địa cũng như tài nguyên. Lúc đó, nhiều phân tích vẫn còn in đậm trong các trang sách, một trong những nguyên nhân gây ra thế chiến thứ hai là một phần có nguyên căn của cơn khát tài nguyên năng lượng. Và bom đạn được đưa ra để choảng nhau. Cuộc chiến làm mất mát 62 triệu người trên toàn hành tinh, mà con số của nó hiện vẫn đang nghiên cứu.
          Trung Quốc đang phát triển kinh tế với nội tâm rất khát năng lượng. Điều đó thúc dục các mũi nhọn của nền kinh tế được tuyên bố thứ hai thế giới này đi ra khắp nơi của hệ thống toàn cầu để đưa về năng lượng cho đại lục. Trong cuộc tìm kiếm này, có đưa lại một đề nghị từ phía Trung Quốc với tướng Mỹ chia đôi Thái Bình Dương, báo chí từng loan tin: “Phát biểu sau chuyến thăm Thái Lan, Hong Kong và Hàn Quốc tuần qua, Đô đốc Keating cho biết một tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương, theo đó, Trung Quốc sẽ "lo gìn giữ hòa bình từ Hawaii về phía Tây, còn Mỹ lo từ Hawaii sang phía Đông". Nhưng Đô đốc Keating nói ông đã trả lời "No, thanks!" (Không, xin cảm ơn). Ông cũng nói tham vọng xuất xưởng hai tàu sân bay trong năm 2015 của Trung Quốc không dễ thực hiện và điều khiển hàng không mẫu hạm sẽ còn khó hơn." (http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/6249/index.aspx) 
          Đây như chỉ dấu cho một cuộc chiến trong tương lai bằng súng đạn để chia lại thị phần năng lượng giàu có của thế giới? Không ai dám chắc trả lời câu hỏi Trung Quốc có thế tấn công nước nào, nhưng cũng không ai dám chắc Trung Quốc sẽ đi đến đâu với những hình ảnh và tuyên bố như thế.
          Có một điều chắc chắn, thế giới hết sức cảnh giác với phần còn lại của trái đất là Trung Hoa đại lục. Không ai mong muốn cuộc chiến diễn ra, nhưng lòng tham liệu có kiềm chế được Trung Quốc nói chuyện súng đạn trong tương lai theo kiểu cổ điển?
Cu Làng Cát

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét