TS. Au Duong The
February 11, 2012One Bình Luận
February 11, 2012One Bình Luận
Tranh chấp Biển Đông
qua nhận định của hai chuyên gia Mĩ và Trung quốc
qua nhận định của hai chuyên gia Mĩ và Trung quốc
Từ 2-5. 2. 2012 Hội nghị về An ninh lần thứ 48 vừa diễn ra ở München, Đức. Đây là một diễn đàn thường niên về an ninh và đối ngoại quan trọng, tập hợp sự tham dự của các đại diện cấp cao của chính quyền nhiều nước, các chuyên gia quốc tế hàng đầu và tổ chức quốc tế. Lần này ngoài các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng của nước chủ nhà còn có sự tham dự của nguyên thủ một số nước và bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng của Mĩ, Nga, Pháp, Úc, Tổng thư kí NATO… Riêng Trung quốc cử Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân.Không thấy đại diện của Hà nội. Một trọng tâm trong kì Hội thảo này là biến động ở Trung đông nên nhiều bộ trưởng các nước Ả rập cũng đã tham dự. Ngoài những cuộc hội thảo khoa học, các hoạt động hành lang đa chiều trong Hội nghị được lưu ý đặc biệt, trong đó có những cuộc trao đổi không chính thức về các vấn đề các bên quan tâm.
Điều cần để ý là, mặc dầu vấn đề tranh chấp biển Đông không là đề tài thảo luận chính thức, nhưng bên trong và ngoài hội nghị vấn đề này trở thành một điểm nóng tranh cãi, đặc biệt từ khi TT Mĩ Obama đưa ra Chủ thuyết châu Á-Thái bình dương trong thời gần đây, theo đó Mĩ sẽ đặt ưu tiên cho chính sách đối ngoại an ninh ở châu Á.
Cũng đúng vào dịp Hội nghị về An ninh này tờ Süddeutsche Zeitung, một nhật báo lớn và có uy tín hàng đầu ở Đức, đã phổ biến hai bài của hai chuyên gia hàng đầu về đối ngoại và an ninh của Mĩ và Trung quốc (xem phần sau). Một sự tình cờ mang nhiều ý nghĩa nhưng không ngạc nhiên là, cả hai chuyên gia này đi từ quyền lợi quốc gia của mỗi nước, nhưng đều đi tới một nhận định chung là, vấn đề tranh chấp biển Đông đang trở thành điểm cực nóng trong bang giao Trung-Mĩ và châu Á-Thái bình dương và nó còn có thể kéo dài trong vài thập kỉ.
VN đang nằm lọt vào trung tâm tranh giành của Trung-Mĩ. Làm sao bảo vệ hữu hiệu quyền lợichính đáng của VN?VN đứng ở đâu?Chọn lập trường nào?Đứng về phía nào? Đứng chung với ai? Những câu hỏi nóng bỏng và rất bức xúc này về phía đại đa số nhân dân đã có thái độ rất dứt khoát, nhưng trong khi ấy vẫn chưa thấy câu trả lời rõ ràng và dứt khoát từ phía đảng cầm quyền.
Để trả lời các câu hỏi trên thì phải biết rõ: Giữa Trung quốc và Hoa kì nước nào đang chiếm đóng nhiều đảo trên biển Đông của VN, ngăn cản VN thăm dò đầu khí và cấm đoán cũng như đối xử tàn ác với hàng ngàn ngư dân VN trong các năm qua?
Trong các cuộc thăm viếng của lãnh đạo hai nước, phía Trung quốc thường khuyên VN phải nghĩ đến “đại cục”,tức quyền lợi chung, để từ đó đánh lạc hướng đấu tranh và ngăn cản những đòi hỏi chính đáng của VN, đồng thời đe doạ VN không được chọn đồng minh thích hợp để có thể bảo vệ hữu hiệu quyền lợi đất nước. Nội hàm “đại cục” mà Bắc kinh muốn nói tới chính là hai nước cùng theo chế độ Cộng sản.Bắc kinh tìm cách thuyết phục và răn đe Hà nội là, hãy để họ “mượn” biển Đông để mở đường tiến xuống phía Nam và Hà nội sẽ được “trả lãi”! Nhưng thực ra đây chỉ là bề ngoài, vì từ lâu các chủ trương và chính sách của Bắc kinh chỉ nhắm mục đích duy nhất là quyền lợi quốc gia ích kỉ và cực đoan để thực hiện giấc mộng sớm trở thành siêu cường tân đế quốc trong Thế kỉ 21.
Cho nên ngôn ngữ đường mật của nhóm cầm đầu Bắc kinh hiện nay cũng giống như cách du thuyết của nhiều triều đại phong kiến Trung quốc trước đây.Dưới đời nhà Nguyên, chính Thoát Hoan năm 1283 đem 50 vạn quân sang đánh VN, nhưng lại giả vờ mượn đường qua VN để chiếm Chiêm thành. Nhưng khi ấy vua Trần Nhân Tông thông minh đã thấy ý đồ đen tối này nên dứt khoát từ chối và quyết dựa vào dân đánh thắng đoàn quân xâm lược.
Nhưng cho tới nay những người đứng đầu CSVN vẫn chưa dám có thái độ dứt khoát rõ ràng với Bắc kinh. Ngay cả chuyến thăm Trung quốccủa Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10 và chuyến đi Hà nội của Tập Cận Bình tháng 12. 2011 ngôn ngữ “đại cục” vẫn được Bắc kinh thuyết giảng và đe doạ! Chính vì thế, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ra tuyên bố bốn không, trong đó không muốn quốc tế hoá biển Đông mà chỉ giải quyết song phương với Trung quốc. Còn Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã cúi đầu tại Bắc kinh nhận chỉ thị cấm nhân dân VN, đi đầu là thanh niên và Trí thức, biểu tình chống các hành động xâm lấn ngang ngược của Trung quốc.
Trong khi ấy, những ngườicó quyền lựcở Hà nội lại không đứng về phía nhân dân, mà lại đang chống lại nhân dân. Nhiều phụ nữ, thanh niên, trí thức yêu nước và cả những đảng viên tiến bộ biết tự trọng đứng lên tố cáo các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh đều bị đàn áp, thậm chí còn bị giam cầm!
Dưới đây là bản lược dịch hai bài của hai chuyên gia Mĩ và Trung quốc liên quan tới viễn tượng cuộc tranh chấp biển Đông trên tờ Süddeutsche Zeitung ngày 5.2.2012.
http://www.sueddeutsche.de/thema/M%C3%BCnchner_Sicherheitskonferenz
http://www.americanacademy.de/sites/default/files/upload/MSC%202012.pdf
http://www.americanacademy.de/sites/default/files/upload/MSC%202012.pdf
Ghi chú: Các phần trong [….] là bổ túc của người dịch.
Âu Dương Thệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét